Số phận bi thảm của loài động vật bị gán cho biệt danh 'cột chống sét biết đi'

BẢO NAM |

Là loài động vật cao nhất thế giới, không quá ngạc nhiên khi những con hươu cao cổ có xu hướng bị sét đánh nhiều hơn, đặc biệt là trên thảo nguyên châu Phi thoáng đãng.

Khi tận mắt nhìn thấy tia sét, chắc chắn chúng ta sẽ sợ hãi trước hiện tượng thiên nhiên khủng khiếp này. Các lời khuyên phổ biến để tránh bị sét đánh thường được chia sẻ là đừng đến gần vật cao trong cơn giông, không mở ô ở những nơi thoáng đãng...

Nhưng nếu câu chuyện xảy ra trên thảo nguyên châu Phi, thì giải pháp cho vấn đề đặc biệt đơn giản. Chỉ cần nhìn thấy hươu cao cổ trong tầm mắt, bạn sẽ không bao giờ bị sét đánh.

Số phận bi thảm của loài động vật bị gán cho biệt danh cột chống sét biết đi - Ảnh 1.

Có lẽ chúng ta cần chú ý hơn đến sự "mong manh" của loài vật hùng vĩ này.

Theo thống kê, tỷ lệ một người có thể bị sét đánh là 1/300.000 và tỷ lệ tử vong khi bị sét đánh là 1/10. Nhưng chúng ta vẫn chưa biết có bao nhiêu con vật chết vì bị sét đánh và tần suất những con vật bị sét đánh như thế nào?

Hươu cao cổ hiện là loài động vật sống trên cạn cao nhất hành tinh. Chỉ cần nghĩ về chúng, bạn biết rằng chúng rất dễ bị sét đánh, vì sét có xu hướng tấn công các vật thể cao hơn trong phạm vi rộng, đặc biệt là ở những đồng cỏ rộng rãi.

Hiện tại, có rất ít trường hợp có thể được điều tra và thường thiếu bằng chứng về việc sét đánh trực tiếp. Tuy nhiên đầu năm nay, vụ sét đánh chết hai con hươu cao cổ trong Khu bảo tồn Rockwood, Nam Phi đã cung cấp một mẫu quan trọng cho nghiên cứu khoa học.

Số phận bi thảm của loài động vật bị gán cho biệt danh cột chống sét biết đi - Ảnh 2.

Vị trí hươu cao cổ chết trong khu vực nghiên cứu.

Năm 2017, 6 con hươu cao cổ đã được đưa vào Khu bảo tồn Rockwood của Nam Phi và 2 con được bổ sung vào một năm sau đó. Tổng cộng 8 con hươu cao cổ sống dưới sự chăm sóc của các nhân viên của tổ chức bảo tồn.

Cho đến ngày 28/2 năm nay, tám con hươu cao cổ đều còn nguyên vẹn. Nhưng sau đó, một cơn siêu giông đã quét qua toàn bộ khu bảo tồn và thay đổi tất cả. Các nhân viên trong khu bảo tồn chỉ tìm thấy 6 trong số 8 con hươu cao cổ, 2 con trong số đó đã mất tích.

Hươu cao cổ là loài động vật xã hội, thường xuất hiện thành đàn trên đồng cỏ. Hai con cái mất tích có thể đã bị giết. Và vào ngày 2/3, họ đã tìm thấy xác của hai con hươu cao cổ cái này. Hiện trường đầu tiên của "vụ án" cho thấy cả hai chỉ cách nhau 7 mét.

Số phận bi thảm của loài động vật bị gán cho biệt danh cột chống sét biết đi - Ảnh 3.

Sọ hai con hươu cao cổ bị chết.

Một trong hai cái xác là của một con hươu cao cổ cái 5 tuổi, cho thấy có dấu hiệu bị thương. Chiếc sừng hươu cao cổ ở bên phải bị hư hại nghiêm trọng. Và quá trình khám nghiệm hộp sọ sau đó cho thấy nó bị sét đánh chết trực tiếp.

Con hươu cao cổ cái thứ hai bị chết nhỏ hơn một chút, 4 tuổi, và không tìm thấy dấu vết thương tích trên da thịt. Nó có thể đã bị giết bởi một tia sét, tức là quá gần vật thể bị sét đánh (con hươu cao cổ xui xẻo kia).

Tất nhiên có một khả năng khác, từ cái gọi là "điện áp bước". Khi sét đánh xuống đất, nó có thể tạo thành điện trường cao thế có tâm là điểm bị điện giật và càng xa tâm thì điện thế càng giảm.

Khi động vật hoặc con người, để bàn tay hoặc bàn chân chạm đất, khoảng cách của chúng từ tâm xung kích không bằng nhau và sẽ có sự chênh lệch điện thế. Khoảng cách càng dài, điện áp tạo ra càng lớn, và điện áp càng lớn thì dòng điện đi qua cơ thể càng lớn. Lớn tới mức chết người.

Số phận bi thảm của loài động vật bị gán cho biệt danh cột chống sét biết đi - Ảnh 4.

Năm 2016, hiện tượng điện áp bước đã khiến 300 con tuần lộc ở Na Uy. Do sự cố nằm ở khu vực lạnh giá nên mặt đất đã bị đóng băng tại thời điểm xảy ra sự cố. Đất đóng băng là chất dẫn điện kém và dòng điện đã lan dọc theo bề mặt mặt đất khiến nó bao phủ một khu vực lớn.

Những con tuần lộc bị nạn có khoảng cách sải chân dài giữa các móng guốc trước và sau, do đó điện áp cao hơn đã khiến chúng dễ dàng bị chết do dòng điện quá lớn.

Số phận bi thảm của loài động vật bị gán cho biệt danh cột chống sét biết đi - Ảnh 5.

Đàn tuần lộc bị sét đánh chết.

Đối với những con hươu cao cổ có chiều cao 5 mét, chúng sẽ không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ dễ chết theo kiểu như thế này. Nhưng không chỉ hươu cao cổ, các loài động vật lớn khác cũng dễ bị sét đánh hơn, chẳng hạn như voi và tê giác châu Phi.

Trong sự cố sét đánh ở trên, không có cây cao nào gần hai con hươu cao cổ. Xung quanh chúng về cơ bản là những cây bụi thấp. Và chúng là những con vật cao nhất trong vòng 100 mét của khu vực này. Sẽ rất kỳ lạ nếu sét không đánh vào chúng.

Hươu cao cổ thật sự không an toàn trong môi trường không hoang dã. Vào năm 2003, một tia sét đã giáng xuống công viên giải trí Vương quốc động vật của Disney, khiến con hươu cao cổ Betty, con vật cao nhất giữa đàn 16 con hươu cao cổ, đã bị sét đánh chết dưới sự quan sát của nhiều du khách. Đây là cái chết đầu tiên được ghi nhận về việc một con vật chết do bị sét đánh trong vườn thú và nó cũng đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Tuy nhiên, các quan chức của Disney cho rằng cơn giông đến quá đột ngột và không nhận được cảnh báo kịp thời, đồng thời cột thu lôi cũng được lắp đặt trong công viên nên vụ tai nạn này hoàn toàn là một sự cố có xác suất nhỏ và không phải do lỗi của con người.

Số phận bi thảm của loài động vật bị gán cho biệt danh cột chống sét biết đi - Ảnh 7.

Tiếp đó vào năm 2010, Hamley, một chú hươu cao cổ từng xuất hiện trong một bộ phim truyền hình dài tập, cũng đã bị sét đánh chết tại Nam Phi.

Trên đây chỉ là những con hươu cao cổ bị sét đánh chết. Hươu cao cổ còn có những trường hợp bị chết theo nhiều kiểu ám ảnh khác nhau. Vào những năm 1960, tạp chí Animal đã đăng một bài viết về con hươu cao cổ bị chết do mắc kẹt vào cành cây.

Số phận bi thảm của loài động vật bị gán cho biệt danh cột chống sét biết đi - Ảnh 8.

Nhiều loài động vật ăn cỏ cũng gặp phải những cái chết kỳ lạ như vậy, thường là khi chúng sợ hãi hoặc trượt chân khi đang ăn, khiến cổ chúng bị kẹt bởi cành cây sau khi cơ thể mất thăng bằng, dẫn đến hiệu ứng "treo cổ tự tử". Hươu cao cổ có trọng tâm cao và chiếc cổ dài nên dễ mất thăng bằng và càng khó lấy lại thăng bằng hơn khi bị ngã.

Năm 2000, tại một sân bay nhỏ ở Botswana, một chiếc máy bay nhỏ đang cất cánh trên đường băng thì một con hươu cao cổ đột nhiên lao ra. Sự tiếp xúc giữa cánh máy bay và cổ hươu đã gây ra một tai nạn đáng tiếc.

Số phận bi thảm của loài động vật bị gán cho biệt danh cột chống sét biết đi - Ảnh 9.

Dựa trên các sự cố khác nhau của hươu cao cổ, các nhà nghiên cứu có lý do để nghi ngờ việc làm thế nào mà loài động vật này có thể sống tới tận ngày nay. 

Nếu tần suất hươu cao cổ bị sét đánh đủ cao, điều đó có thể ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của chúng, nhưng điều này dường như đi ngược lại với sự thay đổi về cơ thể ngày càng cao và lớn hơn của chúng.

Có lẽ tần suất bị sét đánh của hươu cao cổ không cao như mong đợi và chúng không thể đảo ngược sở thích sinh sản của mình.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại