Tuy nhiên, mặc dù cung cấp “sự hỗ trợ chưa từng có” cho Kiev, ông Stoltenberg vẫn tuyên bố rằng NATO không phải là một bên trong cuộc xung đột Ukraine.
Phát biểu với phóng viên trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO, ông Stoltenberg tuyên bố việc tiếp tục vận chuyển vũ khí tới Ukraine là rất quan trọng để đảm bảo “Ukraine thắng trận, trong cuộc chiến chống lại các lực lượng Nga xâm lược”.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ này đã phải trả giá cho quân đội của chính liên minh. Kho vũ khí và đạn của Đức đã cạn kiệt nghiêm trọng kể từ cuối tháng 8. Cùng tháng đó, tờ Wall Street Journal báo cáo kho dự trữ đạn pháo 155mm của Hoa Kỳ “thấp một cách khó chịu”.
Khi được hỏi liệu việc làm suy yếu lực lượng của chính mình để củng cố Ukraine có phải là một chính sách khôn ngoan hay không, ông Stoltenberg mô tả xung đột ở Ukraine là tồn tại của liên minh.
Theo Tổng thư ký NATO, nếu Tổng thống Nga Putin chiến thắng, “đó không chỉ là một thất bại lớn đối với người Ukraine, mà đó còn là thất bại và nguy hiểm đối với tất cả chúng ta”.
NATO đang đầu tư rất nhiều vào Ukraine, với việc các thành viên của liên minh này cung cấp đào tạo, năng lực tình báo và hàng chục tỷ đô la vũ khí cho quân đội Ukraine. Bất chấp “sự ủng hộ chưa từng có” này, Stoltenberg nhiều lần tuyên bố rằng “NATO không phải là một bên trong cuộc xung đột”.
Moscow nhìn nhận mọi thứ theo cách khác. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cáo buộc NATO tiến hành chiến tranh chống lại Nga “theo ủy quyền”. Trong khi ông Putin mô tả Nga đang chiến đấu với “toàn bộ cỗ máy quân sự phương Tây” ở Ukraine.
Các nhà lãnh đạo NATO tuyên bố các hệ thống vũ khí của họ cho phép quân đội Kiev thực hiện một loạt các bước tiến ở phía nam và phía đông của đất nước trong những tuần gần đây.
Tuy nhiên, với hoạt động quân sự của Moscow dưới sự chỉ huy mới, những tiến bộ này đã phải dừng lại. Sau 2 ngày tấn công bằng tên lửa của Nga vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng của Ukraine, Kiev một lần nữa cầu xin phương Tây về các loại vũ khí hạng nặng hơn và tầm xa hơn.
Theo RT