Tổng thư ký Quốc hội: Ông Vũ Huy Hoàng là công dân nên có quyền kiến nghị

Hoàng Đan (lược ghi) |

Ngay sau phiên bế mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả.

PV Báo Tuổi trẻ: Quốc hội đã có Nghị quyết phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, vậy Nghị quyết đó căn cứ trên cơ sở pháp lý nào?

Và với tư cách là công dân, ông Vũ Huy Hoàng có quyền kiện, khiếu nại Nghị quyết này không?

Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc: Vừa qua, những sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng là rất nghiêm trọng và Ủy ban kiểm tra Trung ương đã có những kết luận và công khai trước toàn dân.

Trong kỳ họp này đã có đại biểu chất vấn và trên cơ sở đó, Quốc hội đưa ra Nghị quyết phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng khi ông còn đang là Bộ trưởng Bộ Công thương.

Quốc hội khóa 13 đã miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng, như vậy qua các sai phạm, căn cứ trên các cơ ở pháp lý thì chúng ta phê phán.

Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ xem xét các vấn đề quy định pháp luật để xử lý các sai phạm.

Còn ông Hoàng là công dân có quyền kiến nghị. Trên cơ sở kiến nghị của ông Hoàng nếu có, cơ quan thanh tra, kiểm tra sẽ xem xét.

Tổng thư ký Quốc hội: Ông Vũ Huy Hoàng là công dân nên có quyền kiến nghị - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi họp báo

PV BBC: Xin ông cho biết, sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, Việt Nam có đàm phán lại TPP không?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Vừa qua Chủ tịch nước tham dự APEC tại Peru, Chủ tịch nước đã phát biểu, một số nước đã có những phê chuẩn và đang triển khai.

Đối với Việt Nam, sau khi Chủ tịch nước về sẽ có báo cáo Quốc hội và sẽ xem xét cụ thể vấn đề này

PV Reuter: Hiện nay, nếu Tổng thống Mỹ mới đắc cử Trump không thông qua, có cách nào TPP có hiệu lực không? Việt Nam có phương án dự phòng gì không?

Được biết Quốc hội có phiên nghe báo cáo tình hình Biển Đông, ông Trump hiện chưa thể hiện quan tâm với tình hình Biển Đông và tranh chấp ở vùng biển này, Việt Nam có kế hoạch như thế nào?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Ông Trump chưa chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ và những ý đó mới chỉ là trao đổi khi vận động bầu cử.

Gần đây, chúng ta thấy có những diễn biến khác khi ông tranh cử nên chúng ta đang chờ đợi. Nếu có vấn đề TPP và Mỹ không tham gia, thì các nước còn lại sẽ bàn lại.

Chúng ta chưa có nói được gì lúc này. Việt Nam rất mong hội nhập quốc tế và TPP sẽ rất tốt cho các nước tham gia.

Về vấn đề Biển Đông thì Việt Nam luôn quan điểm rõ ràng, Tổng thống nào đi nữa, lập trường chúng ta vững vàng về Biển Đông trên cơ sở không vì Tổng thống này hay Tổng thống khác mà thay đổi. Quan điểm xuyên suốt là như vậy.

PV Vietnamnet: Vừa rồi Quốc hội có Nghị quyết dừng dự án nhà máy điện hạt nhân, trước đó có một số quyết sách phải sửa đổi. Từ những việc này, Quốc hội có rút ra bài học gì trong việc ban hành các chính sách quan trọng của đất nước?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Cuộc sống luôn luôn phát triển nên luật pháp cũng phải vận hành với sự phát triển đất nước. Luật pháp phải đi trước mọi điều.

Vừa qua, Quốc hội thông qua Nghị quyết về điện hạt nhân, thời điểm Quốc hội khoá 12 đưa ra là rất trúng, đúng, bởi khi đó, giá dầu rất cao 100 USD/thùng, giờ còn 49-50 USD/thùng.

Vào thời điểm thông qua, giá dầu cao nên giá điện cao còn giờ có nhiều sự lựa chọn, nhiều năng lượng mới, gió, mặt trời, giá thành tính ra thấp hơn điện nguyên tử.

Việc dừng nhà máy điện hạt nhân, vừa qua Quốc hội đã bàn kỹ và đồng thuận rất cao, trên 92% và hôm qua, Chính phủ cũng đã có họp báo.

Từ các vấn đề này, Quốc hội luôn thấy rằng, trong quá trình làm cần phải tiếp thu ý kiến như Bộ luật Hình sự vừa qua trong quá trình hoàn thiện.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại