Tổng thống Trump trở thành đề tài bị công kích gay gắt tại Hội nghị thượng đỉnh G-20

Song Hy |

Lãnh đạo của nhiều nền kinh tế hàng đầu, trong đó có đồng minh của Mỹ bình luận chống lại những tuyên bố mới đây của Tổng thống Trump về thương mại và tiền tệ toàn cầu.

Phát biểu tại Hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), các quan chức tới từ Đức, Nhật Bản và Nam Phi đã bác bỏ quan điểm đơn phương của Tổng thống Trump trong khi cùng làm việc để đạt được đồng thuận về một thông báo cuối cùng với Washington.

Trong khi đó, Phó Thống đốc ngân hàng dự trữ Nam Phi Daniel Mminele khẳng định những lời đe dọa của Tổng thống Trump đã bắt đầu tác động lên nền kinh tế thực.

Kể từ ngày 1/6/2018, Mỹ tuyên bố chính thức áp mức thuế 25% lên các mặt hàng nhôm và thép từ Canada, Mexico và các nước EU. Các biện pháp ứng phó của EU bắt đầu vào ngày 1/7.

Tương tự EU áp mức thuế 25% lên tất cả thực phẩm từ Mỹ, sản phẩm thuốc lá, rượu whisky, quần áo, theo đó nhập khẩu các mặt hàng này của Mỹ vào Châu Âu giảm mạnh. Một số hàng hóa bị đánh thuế ở mức 10% và mức thuế đối với một số sản phẩm nhất định lên tới 50%.

Ngày 20/7, Tổng thống Trump tuyên bố sẵn sàng áp mức thuế 500 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ, đồng thời chỉ trích chính sách tiền tệ của Trung Quốc, EU và ngay cả của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Phát biểu trước các phóng viên bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Tổng thống Trump vẫn đang ủng hộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và không cố gắng can thiệp các thị trường ngoại hối.

Video: Tổng thống Trump phát biểu "Từ bây giờ nước Mỹ là trên hết"


Tuy nhiên, người đồng cấp Đức Olaf Scholz khẳng định việc nhà lãnh đạo Mỹ cáo buộc châu Âu đang thao túng tiền tệ và duy trì lãi suất thấp là sai trái.

"Liên minh châu Âu vẫn đang thực thi các chính sách một cách hợp lý, không tiến tới việc tạo ra những thành công kinh tế giả tạo thông qua các mức tiền tệ", ông này nói.

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda không đồng thuận với tuyên bố của ông Trump cho rằng "việc tăng lãi suất đột ngột của Fed đã làm mất đi lợi thế cạnh tranh của Mỹ trong xuất khẩu bởi nó phản ánh một nền kinh tế vững chắc".

"Đối với kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu, đó không phải là một điều tiêu cực", ông Haruhiko cho hay.

Bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đồng ý với nhận định này, đồng thời nhấn mạnh việc cho phép Fed theo đuổi chính sách tiền tệ riêng là điều cần thiết.

"Độc lập là chìa khóa. Chúng tôi luôn coi trọng sự độc lập của các ngân hàng trung ương", bà Lagarde nhấn mạnh.

Ngày 21/7, hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) lần thứ ba trong năm 2018 chính thức khai mạc tại thủ đô Buenos Aires của Argentina nhằm thảo luận về những "thách thức và cơ hội" của nền kinh tế thế giới.

Tâm điểm của hội nghị lần này được các nhà quan sát nhận định đó là bàn về mối đe dọa từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc và Mỹ-EU sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu ra sao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại