Tôn Ngộ Không: Từ Bạch Mã Ôn đến địa vị mà khắp Tam giới đều phải kính phục

Hoa Anh Thịnh (Theo Sohu) |

Tôn Ngộ Không trong đời có tổng cộng năm xưng hiệu. Trong đó Bạch Mã Ôn là phần ký ức đáng quên, còn xưng hiệu cuối cùng khiến khắp Tam giới đều phải kính phục.

Mỹ Hầu Vương

Tôn Ngộ Không: Từ Bạch Mã Ôn đến địa vị mà khắp Tam giới đều phải kính phục - Ảnh 1.

Đối với Tôn Ngộ Không, Mỹ Hầu Vương là sự ngông cuồng của tuổi trẻ

Vì thế sau khi đưa ra luật chơi xong, Tôn Ngộ Không chẳng quan tâm đến thứ tự mà liền vội xông qua thác nước tiến vào trong động. Chính vì vậy mà Tôn Ngộ Không đã trở thành Hầu vương của Hoa Quả Sơn, tự xưng là Mỹ Hầu Vương.

Đây cũng chính là quãng thời gian vô tư nhất, tự do tự tại và ngông cuồng nhất trong cuộc đời Tôn Ngộ Không.Khi còn là một con thạch hầu vô danh ở Hoa Quả Sơn, Tôn Ngộ Không đã đánh cược với đám hầu tử rằng ai có thể xuyên qua thác nước xông vào Thủy Liên Động và có thể bình an vô sử trở ra thì sẽ được xưng làm Hầu vương.

Lúc đó Tôn Ngộ Không mặc dù chưa học được tiên pháp, nhưng tích cách gan dạ mà vô kỷ luật vẫn không lẫn vào đâu được.

Bạch Mã Ôn

Tôn Ngộ Không: Từ Bạch Mã Ôn đến địa vị mà khắp Tam giới đều phải kính phục - Ảnh 2.

Bạch Mã Ôn là ký ức đáng quên mà Tôn Ngộ Không không bao giờ muốn nhắc lại

Tuy nhiên Ngộ Không sau đó phát hiện Bạch Mã Ôn chỉ là chức quan nhỏ nuôi ngựa, phải chịu sự khinh bỉ của những người khác, vì thế Ngộ Không tức giận bỏ về Hoa Quả Sơn chống lại Thiên Đình. Bạch Mã Ôn chính là hồi ức đáng quên mà Tôn Ngộ Không không bao giờ muốn nghĩ lại và rất tức giận mỗi khi bị người khác nhắc tới.

Tôn Ngộ Không đồng ý tiếp nhận lời chiêu an của Thiên Đình, được Ngọc Đế phong cho chức quan Bạch Mã Ôn. Ban đầu Ngộ Không cảm thấy rất hứng thú, mỗi ngày đều tuân thủ giờ giấc, tận tâm chăm sóc các chiến mã của Thiên Đình.

Tề Thiên Đại Thánh

Tôn Ngộ Không: Từ Bạch Mã Ôn đến địa vị mà khắp Tam giới đều phải kính phục - Ảnh 3.

Tề Thiên Đại Thánh bá khí vô song

Cuộc chiến giữa Hoa Quả Sơn và Thiên Đình nổ ra. Tôn Ngộ Không chiến thắng cuộc đàn áp của Thiên binh Thiên tướng, buộc Ngọc Đế phải thừa nhận danh hiệu Tề Thiên Đại Thánh.

Có thể nói đây chính là dấu mốc bá khí vô song của Tôn Ngộ Không.Sau khi tức giận vì bị Thiên Đình sỉ nhục, Tôn Ngộ Không bỏ về Hoa Quả Sơn, nghe theo sự xúi giục của bầy yêu quái và hầu tử, Ngộ Không giương cờ phản lại Thiên Đình, tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh.

Đấu Chiến Thắng Phật

Tôn Ngộ Không: Từ Bạch Mã Ôn đến địa vị mà khắp Tam giới đều phải kính phục - Ảnh 4.

Đấu Chiến Thắng Phật đánh dấu sự trưởng thành của Ngộ Không

Sau khi trải qua một chặng đường dài gồm 81 kiếp nạn, đối mặt với vô số hiểm nguy, Ngộ Không cuối cùng cũng bảo vệ thành công Đường Tăng đến được Tây Thiên thỉnh kinh, tu thành chính quả, được Như Lai Phật Tổ phong làm Đấu Chiến Thắng Phật. Danh hiệu này cũng có ý nghĩa chứng minh rằng Tôn Ngộ Không đã thực sự trưởng thành, đường đường chính chính trở thành một đại nhân vật trong Tam Giới.

Phương Phật Chi Tổ

Tôn Ngộ Không: Từ Bạch Mã Ôn đến địa vị mà khắp Tam giới đều phải kính phục - Ảnh 5.

Phương Phật Chi Tổ Tôn Ngộ Không được khắp Tam giới kính phục

Trong "Tây Du Ký hậu truyện", Tôn Ngộ Không vì giải cứu Tam Giới, đã tự hóa thân thành viên Xá Lợi thứ 17 để tiêu diệt Ma phật Vô Thiên, trả lại càn khôn yên bình cho Tam Giới. 

Chính vì công lao to lớn này, Tôn Ngộ Không đã trở thành Phương Phật Chi Tổ của Linh Sơn, một địa vị rất cao trong Tam giới, ngay cả Phật Tổ Như Lai khi gặp mặt cũng phải hành lễ.

Năm xưng hiệu trên đại diện cho năm cột mốc trong cuộc đời của Ngộ Không. 

Mỹ Hầu Vương là sự ngông cuồng của tuổi trẻ, Bạch Mã Ôn là một ký ức không muốn nhắc tới, Tề Thiên Đại Thánh bá khi vô song, Đấu Chiến Thắng Phật vững vàng trưởng thành, cuối cùng là Phương Phật Chi Tổ Tam giới đều kính phục.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại