Thế giới của người trưởng thành, chưa bao giờ vắng bóng hai chữ "bận rộn". Thực ra, đôi khi người lớn chúng ta cũng cần giống như những đứa trẻ vậy, giữ lại cho mình một chút "khoảng trống", một chút "đơn thuần", mới có thể nghỉ ngơi, điều chỉnh cơ thể và tinh thần, suy ngẫm và nạp lại năng lượng.
Nhu cầu của chúng ta với thời gian là vô hạn.
Bỏ ra và nhận lại + hiệu suất + giữ lại "khoảng trống", chính là mô thức tốt nhất cho cuộc sống.
Không biết mọi người có từng trải qua cảm giác này:
Mỗi ngày đều bận rộn không ngừng, vô cùng mệt mỏi, nhưng mỗi khi muốn dừng lại để nghi ngơi liền cảm thấy mình đang lãng phí thời gian.
Làm việc cả 6 ngày trong tuần, cuối tuần là thời gian nghỉ ngơi, nhưng ngủ thêm một lúc lại thấy mình đang "lãng phí cuộc đời", phải tìm cái gì đó để làm.
Nhưng tới lúc động chân động tay thì lại cảm thấy không có sức, cứ như vậy, hình thành nên một vòng luẩn quẩn:
Không dám nghỉ ngơi đàng hoàng, làm việc thì không có sức, dẫn đến hiệu suất thấp, thế là lại trách mình.
Tôi quen biết một người bạn, chuyển việc nhiều lần nhưng vẫn không tìm được cho mình công việc ưng ý.
Bình thường đi làm đã đủ mệt rồi, tan làm về nhà, ban đêm vẫn tiếp tục học về lập trình, cuối tuần cũng dành mười mấy tiếng để học thêm các kĩ năng khác.
Cả người đều vô cùng mệt mỏi.
Nhưng sau khi kiên trì được một khoảng thời gian, cậu ấy ngược lại lại phát hiện ra mình càng trở nên trì hoãn hơn, ngồi đọc sách nhưng cả nửa ngày cũng không cho được chữ nào vào đầu, hiệu suất vô cùng thấp, vô cùng lãng phí thời gian.
Trên thực tế, trong lòng cậu sớm đã xuất hiện hai thứ âm thanh đang "đối kháng" nhau:
Một bên nói, giờ không làm cũng không sao, có thể dừng lại nghỉ ngơi một chút.
Một bên lại nói, đừng lãng phí thời gian nữa, cứ nhìn những người thành công mà xem, bạn dựa vào đâu mà không nỗ lực?
Rất nhiều người đều có những cảm xúc mâu thuẫn như này, vừa muốn nghỉ ngơi, vừa trách mình lãng phí thời gian.
Nhưng hôm nay, tôi có một quan điểm như này:
Cuộc đời chúng ta, thực ra có rất nhiều thời gian để lãng phí.
Có thể có người sẽ hoài nghi rằng:
Sao lại cổ vũ lãng phí thời gian?
Lãng phí thời gian chính là lãng phí sinh mệnh!
Nhưng cần phải biết, bạn hoàn toàn có thể lãng phí thời gian cho những điều tốt đẹp và cho nghỉ ngơi, ít nhất sẽ không vì trì hoãn, làm việc cho ra hiệu suất thấp mà tự công kích bản thân, đó cũng là một năng lực tâm lý.
Muốn để bản thân có thể thản nhiên mà được thư giãn, cần phải làm rõ một vấn đề:
Vì sao mọi người đều sợ lãng phí thời gian, không dám để bản thân thả lỏng thực sự?
Bởi lẽ, chúng ta đang sống trong một xã hội hối hả, ai cũng cắm đầu lao về phía trước, ai cũng sợ mình bị bỏ lại phía sau.
Có quá nhiều người mang trong mình suy nghĩ như này:
Tôi không nỗ lực, sẽ bị mọi người bỏ lại phía sau.
Vì vậy, nhất định phải nhanh chóng chớp lấy cơ hội, không được lãng phí thời gian.
Trong bầu không khí xã hội này, ít nhiều ai cũng sẽ theo đuổi một mức độ danh vọng và thành công nhất định, rồi vô thức so sánh mình với những người xung quanh.
Quá trình này, thực ra là một kiểu "tự công cụ hóa bản thân".
Về "công cụ hóa bản thân", chúng ta có thể hình dung như này:
Mỗi người đều có một con ngựa, chúng ta cưỡi nó suốt ngày, bắt nó không ngừng chạy về phía trước, còn về việc chạy đi đâu thì chúng ta lại không rõ.
Thậm chí tới lúc ngựa chạy không nổi nữa, cần nghỉ ngơi, chúng ta vẫn ngồi trên lưng thúc roi vào nó, bắt nó cố được bước nào hay bước nấy.
Sợ nhất là nó dừng lại quá lâu, lãng phí thời gian, không đuổi kịp đàn ngựa chạy phía trước, hoặc bị những con ngựa khác vượt qua.
Cứ như vậy, con ngựa dù không được nghỉ ngơi đầy đủ thì vẫn phải không ngừng chạy về phía trước, chỉ có thể trì hoãn chần chừ không đi để tỏ thái độ đối kháng lại với người cưỡi.
Và cũng cứ như vậy, hình thành nên trạng thái lo âu: con người càng muốn tiến về phía trước, ngựa càng không nghiêm túc đi.
Trên thực tế, những người bắt buộc phải làm điều gì đó như chúng ta, cũng giống như bản thân con ngựa vậy, xem chính mình là công cụ, xem thường cảm xúc của bản thân, không ngừng hối thúc chính mình.
Nhưng bất luận là người hay là ngựa, một khi đã bị "công cụ hóa", sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề.
Chẳng hạn, như người bạn mà tôi nhắc ở phía trên.
Cậu ấy không bao giờ dám dừng lại để nghỉ ngơi thực sự, dù chỉ là đi xem phim hay lướt điện thoại một lúc, cũng đều cảm thấy mình đang lãng phí cuộc đời.
Cứ như vậy, không những hiệu suất không cao, mà ngược lại càng trở nên chần chừ, trì hoãn hơn.
Vì sao lại như vậy?
Bởi cậu ấy thiếu đi cái quan trọng nhất trong cuộc đời, sự "nghỉ ngơi", cả cơ thể và tinh thần khi ấy không còn đủ sức chống chọi lại nữa, vì vậy mà trong vô thức sản sinh ra sự trì hoãn để chống lại bản thân đang không ngừng quất vào chính mình.
Lúc này, lại vì thấy mình đang lãng phí thời gian mà cảm thấy lo lắng, buồn phiền.
Có thể nói, những người luôn nghĩ kiểu "mình phải làm cái gì đó" thường xem mình là một công cụ không có máu thịt chứ không xem mình là người.
Họ hoàn toàn không quan tâm tới nhu cầu bên trong của mình, cũng không biết mình đang thực sự muốn đi đâu, chỉ biết đi là đi.
Vậy làm sao để thay đổi tình trạng này?
Thực ra rất đơn giản, đó chính là: xem mình là "người".
Bạn cần phải hiểu một điều rằng mình không phải là một công cụ máu lạnh, mà là con người có da có thịt đàng hoàng.
Khi bạn xem mình là người, cuộc sống mới tiếp tục phát triển, mới biết mình thực sự thích cái gì.
Chứ không phải cứ nhét mình trong bầy ngựa, không ngừng chạy về phía trước mà không biết mình rốt cuộc muốn đi đâu.
Hơn nữa, dù có là ngựa thì cũng cần phải dừng lại nghỉ ngơi, uống nước, ăn uống, rồi sau đó mới có thể chạy nhanh hơn.
Một người có luôn chạy về phía trước, không dám dừng lại, dành thời gian đi ngắm nhìn những người xung quanh, phong cảnh xung quanh, nhìn lại nội tâm mình thực sự muốn gì, một hành trình như vậy, có khác nào lao động khổ sai, sống như vậy, ý nghĩa ở đâu?
Vì vậy, hãy định kì lớn tiếng nói với mình rằng:
Cuộc sống là có thể thư giãn, chúng ta cần được thả lỏng.
Chúng ta không phải AI, không phải công cụ, cần phải nghỉ ngơi một cách thích hợp, rồi sau đó mới có thể tiếp tục lên đường với một tâm thái tốt nhất.
Còn về sự trì hoãn, chần chừ, thực ra nó chỉ là một mệnh đề giả.
Bạn luôn cho rằng chần chừ trì hoãn là đang lãng phí thời gian, cứ mỗi lần như vậy bạn lại tự trách móc bản thân.
Nhưng một nhà kinh tế học từng nói rằng:
Căn bệnh trì hoãn thực ra chỉ là một mệnh đề giả, đời người chính là phải biết trì hoãn, trì hoãn thì đã sao.
Đây là một góc nhìn mới về vấn đề này.
Suy cho cùng thì cuộc đời chính là một hành trình trải nghiệm, những việc quan trọng thực ra cũng chỉ có vài cái.
Mấu chốt là chúng ta phải ý thức ra được một điều rằng:
Cuộc đời con người, có một khoảng thời gian và không gian lớn để có thể phạm sai lầm, có thể lãng phí, có thể thể đưa ra những lựa chọn quan trọng, nỗ lực cho những việc thực sự quan trọng, vậy là đủ rồi.
Lời kết:
Bài viết này không phải là để khích lệ mọi người lười biếng, trì hoãn, hay phản đối sự nỗ lực.
Nỗ lực tất nhiên quan trọng, nhưng:
Chúng ta cần phải học cách nghỉ ngơi, thư giãn cho thích hợp, đặc biệt là giảm bớt những lo âu và muộn phiền hay những áp lực tự mình gây ra cho chính mình.
Trong một chương trình thực tế nước ngoài mang tên "Xin chào, cuộc sống", MC đã nói như này:
"Những cuộc hành trình nói đi là đi
Những buổi tụ tập với người thân
Những buổi chơi bóng ướt đẫm mồ hôi
Những cái ôm ấm áp
Một buổi Party tưng bừng
Những điều tôi xem nhẹ, cho là linh tinh, không cần thiết trước đây
Bây giờ nghĩ lại, mỗi một giây phút đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc."
Chúc bạn có thể tìm thấy sự thoải mái và tự tại trong những việc mà bạn cho là không đáng để nhắc tới đó.