Tôi đã có "hũ vàng" đầu tiên sau 4 năm tốt nghiệp đại học nhờ cách tiết kiệm tiền mà mẹ đã dạy tôi

Lam Anh |

Tiết kiệm tiền bạc và yêu thương bản thân mình dường như khó có thể song hành với nhau. Tuy nhiên, bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra cách để dung hòa cả 2.

Tiền nong vốn là vấn đề khó nói trong chuyện giáo dục con cái của các ông bố bà mẹ. Phần vì họ cho rằng, nếu để con cái tiếp xúc với tiền bạc quá sớm, chúng có thể bị phát triển lệch lạc, nảy sinh lòng tham dẫn tới những hậu quả khó lường về sau.

Phần vì ngay đến cả bản thân những ông bố bà mẹ cũng chưa biết chắc mình đã có đủ những kiến thức tốt nhất để dạy con hay chưa. Phần còn lại, nhiều bậc phụ huynh dạy con cái cách tiết kiệm nhưng lại bỏ quên việc dặn dò chúng (và cả bản thân mình) lý do vì sao phải biết yêu thương bản thân mình thật tốt.

Trong bài viết này, các nhân vật sẽ chia sẻ những gì mẹ họ dạy họ về tiền bạc và cả những kinh nghiệm họ đã đúc rút ra.

Tôi đã có "hũ vàng" đầu tiên sau 4 năm tốt nghiệp đại học nhờ cách tiết kiệm tiền mà mẹ đã dạy tôi- Ảnh 1.

Bố mẹ luôn có nhiều kinh nghiệm trong việc tiết kiệm tiền bạc, nhưng vì lo cho cuộc sống, đôi khi việc yêu thương bản thân sẽ bị xếp sau. Đó cũng là điều giới trẻ ngày nay muốn cải thiện. (Ảnh minh họa)

1. Học cách tiết kiệm tiền của mẹ và biết yêu bản thân mình hơn

Lin Shuwei (Người dẫn chương trình phát thanh và truyền hình, Giám đốc đài phát thanh nổi tiếng POP Radio Đài Bắc) chia sẻ: "Mẹ tôi là giáo viên trung học cơ sở và rất thích tiết kiệm tiền, khái niệm về tiền mà bà dạy tôi là phải tiết kiệm tiền thật nhiều.

Mức lương công việc đầu tiên của tôi sau khi tốt nghiệp đại học là 30.000 nhân dân tệ nên bà yêu cầu tôi tiết kiệm 1,5 vạn nhân dân tệ. Sau này, mỗi khi được tăng lương, tôi phải đưa một nửa số tiền đó cho mẹ tôi, và mẹ tôi sẽ mang chúng cất đi. Sau 4 năm tốt nghiệp đại học, tôi mua được hũ vàng đầu tiên cho riêng mình. Không thể phủ nhận, tất cả là nhờ mẹ tôi".

Nhưng, Lin Shuwei cũng cho biết, việc có một khối tài sản lớn khi còn trẻ thực sự là bước khởi đầu của thử thách. Và nếu bạn muốn mua được hũ vàng đầu tiên cho mình, hãy học cách tiết kiệm trước thay vì đầu tư. Đó là bài học mà cô phát thanh viên đã rút ra.

"Khi mới bắt đầu làm phóng viên kinh tế, tôi mua cổ phiếu dựa trên tin đồn từ bạn bè và thua lỗ từ 200.000 đến 300.000 nhân dân tệ. Tôi chỉ có thể tiết kiệm tiền một cách chậm rãi, không phải đầu tư.

Đối với việc quản lý tài chính mà tôi không giỏi, tôi thà có ít tiền lãi hơn, nhưng vẫn bảo vệ được nguồn vốn và tránh các dự án quản lý tài chính rủi ro cao, lãi suất cao. Vì mỗi lần “tham lam” là tôi sẽ bán hết. Thế nên tôi quyết định mua bảo hiểm với mục đích tiết kiệm và tôi cũng dùng tiền tiết kiệm để mua chứ không phải vay tiền hay sử dụng tiền dành cho quỹ dự phòng để mua. Đây cũng là quan niệm mà mẹ tôi đã nhiều lần nhắc nhở", theo Lin Shuwei.

Một điều nữa mà Lin Shuwei học được từ mẹ của mình là "biết cách yêu bản thân".

"Vì mẹ tôi mắc chứng mất trí nhớ ở độ tuổi 60. Sau này, khi nó tiến triển theo hướng tiêu cực hơn, chúng tôi bắt đầu tìm kiếm những món đồ có giá trị để bán đi và lấy tiền chữa trị cho mình. Nhưng khi đó, tôi mới bàng hoàng nhận ra rằng, những chiếc túi xách hàng hiệu, những chiếc nhẫn kim cương hay những chiếc đồng hồ nổi tiếng mà bố tôi tặng được cất giấu trong két sắt và tủ quần áo, hầu hết đều ẩm mốc, bong tróc, giảm rất nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ.

Lúc đó, tôi mang chúng đến những địa chỉ có kinh nghiệm/chuyên môn để phân loại và tiêu tốn hàng chục nghìn nhân dân tệ.

Sự việc này khiến tôi phải suy ngẫm lại, mẹ tôi bản tính tiết kiệm là tốt nhưng mẹ lại quên yêu bản thân mình nhiều hơn. Chúng ta nên trân trọng hiện tại và đừng keo kiệt khi đáng ra phải yêu bản thân mình. Vì thế, sau khi bước sang tuổi 35, tôi đã biết tự thưởng cho mình, thậm chí còn làm một chiếc tủ chỉ để cất túi. Tất cả mọi thứ được tôi giữ gìn cẩn thận và tận dụng nó một cách tốt nhất như thế" - Lin Shuwei chia sẻ.

Cùng với đó, Tiểu Mẫn (28 tuổi, Trung Quốc) cũng tâm sự rằng, kế toán là một cách để hiểu rõ thói quen tiêu dùng cá nhân, nắm bắt những khoản chi không cần thiết và điều chỉnh.

"Mẹ tôi dạy tôi kế toán từ khi học cấp 3. Đó cũng là lý do tôi yêu cầu con gái học bộ môn này từ năm lớp 3. Học cách hạch toán, tôi nhận thấy con gái tôi càng ngày càng chú ý đến quần áo hơn và thà dành dụm tiền ăn những món đồ không có lợi cho sức khỏe để mua quần áo, giúp bản thân trở nên khỏe đẹp hơn.

Tôi nghĩ, việc quản lý và biết cách sử dụng đồng tiền đúng mục đích là những gì tôi nhận được từ bộ môn này và hiểu lý do vì sao mẹ nhất định buộc tôi học những kiến thức khó nhằn sớm đến như vậy", theo Tiểu Mẫn.

Tôi đã có "hũ vàng" đầu tiên sau 4 năm tốt nghiệp đại học nhờ cách tiết kiệm tiền mà mẹ đã dạy tôi- Ảnh 2.

Người trẻ ngày càng chú ý hơn đến việc tiết kiệm tiền. Mua vàng là một trong số những hình thức mà họ lựa chọn nhằm tăng trưởng (và bảo vệ) dòng tiền. (Ảnh minh họa)

2. Mẹ tôi cho tôi biết rằng một cuộc sống tốt đẹp không nhất thiết phải tốn nhiều tiền

Đó là lời chia sẻ của Jiang Yaqi (Một nhân viên truyền thông cấp cao và là người đồng sáng lập Studio A):

"Mẹ tôi là một cô gái trẻ đến từ Thượng Hải, bà luôn vận dụng sự khéo léo của mình để tự tay làm tất tần tật những việc trong nhà.

Đơn cử, bà sử dụng kỹ năng chỉnh sửa quần áo để dáng đẹp hơn. Bà chọn mua nguyên liệu với mức giá hợp lý và nấu một bàn ăn ngon. Mỗi cái cây và thậm chí mỗi viên gạch lát sàn trong nhà chúng tôi đều do bà làm tất.

Khu vườn xanh ở nhà được bất cứ vị khách nào ghé thăm đều khen nức nở, vẻ đẹp của nó có thể so sánh với tính thẩm mỹ của một bộ môn nghệ thuật.

Cứ như vậy, mẹ tôi đã dạy tôi rằng 'một cuộc sống tốt không cần phải kiếm được bằng tiền'."

Jiang Yaqi cũng cho biết thêm, mẹ cô là người có sở thích thu thập tin tức của người tiêu dùng. Với bà, đơn giản đó là một niềm vui cuộc sống.

"Mẹ mình hay kiểm tra các ứng dụng có những sản phẩm mình định mua trước khi ra ngoài xem có sản phẩm nào giá tốt khi mình có nhu cầu không. Vì vậy, các thế hệ sau này như tôi đều biết quan niệm tiêu dùng là 'không mua bất cứ thứ gì nếu nó không được 100 điểm'.

Đương nhiên, chúng tôi không tìm kiếm 1 món đồ hoàn hảo, nhưng ít nhất chúng phải đáp ứng được tính cần thiết của cả gia đình tôi" - Jiang Yaqi nói tiếp.

Tôi đã có "hũ vàng" đầu tiên sau 4 năm tốt nghiệp đại học nhờ cách tiết kiệm tiền mà mẹ đã dạy tôi- Ảnh 3.

Không phải bạn cứ chi thật nhiều tiền thì bạn sẽ có được 1 cuộc sống tốt đẹp như ý. Điều cốt lõi vẫn là sử dụng tiền đúng cách. (Ảnh minh họa)

Ngày nay, kiếm được một đồng từ túi người khác không phải là điều dễ dàng, nhưng việc bạn có tiết kiệm được một đồng đó hay không thì còn tùy thuộc vào cách bạn sử dụng nó ra sao. Hãy nhớ, với mỗi đồng được chi ra, bạn cần cân nhắc sao cho xứng đáng!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại