Ngày nay, thật không khó để lưu lại những khoảnh khắc thú vị bằng smartphone và đăng tải lên Instagram, Facebook rồi ngóng chờ xem "siêu phẩm" của mình được bao nhiêu lượt like, thả tim.
Thế nhưng, bạn có bao giờ thắc mắc rằng bậc tiền bối nào chính là người tiên phong cho việc up ảnh lên mạng?
Quay trở lại đầu những năm 90, khi World Wide Web vẫn còn là một thứ rất non trẻ và mới mẻ, một nhóm các cô gái làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) —nơi khai sinh ra World Wide Web - có sở thích ca hát và chuyên biểu diễn tại các sự kiện liên quan tới năng lượng.
Họ thành lập một nhóm hát có tên "Les Horribles Cernettes" hay còn được gọi là "Những cô gái CERN sầu đời".
Trụ sở của CERN - nằm ở phía Tây Bắc ngoại ô Geneva, trên đường biên giới Pháp - Thuỵ Sĩ, được sáng lập năm 1954.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1992, sau buổi trình diễn của "Những cô gái CERN sầu đời" tại Lễ hội CERN Hardronic, Tim Berners-Lee (người phát minh ra WWW lúc đó đang làm việc với tư cách là đồng nghiệp tại CERN) đã hỏi xin Silvano de Gennaro, thành viên của Les Horribles Cernettes, một vài bức ảnh của nhóm này để đăng tải lên hệ thống thông tin mà ông vửa phát minh ra.
Tim Berners-Lee - người được mệnh danh là cha đẻ của Internet
Lúc đó, cô Gennaro cũng chẳng hiểu WWW là gì nhưng vẫn nhiệt tình gửi lại vài bức ảnh cho ông bạn đồng nghiệp.
Cô cũng không ngờ rằng giây phút bức ảnh được gửi đi, sau này sẽ là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất lịch sử nền văn minh nhân loại.
Tim Berners sau đó đã đăng tải những bức ảnh này lên trang web "info.cern.ch" trứ danh của ông và bức hình selfie đầu tiên trên mạng Internet đã được đăng tải như vậy đó.
Bức hình của nhóm cũng là bức hình đầu tiên được đăng tải lên mạng Internet chính là đây
Có vẻ như những cô gái này đã từng có một thời rất vui với đam mê ca hát
Quả thực, họ đã từng là ngôi sao biểu diễn live trong các bữa tiệc của ngành Khoa học
"Những cô gái CERN sầu đời" vẫn hoạt động và đây là hình ảnh một buổi diễn live của họ
Điều này đã khiến danh tiếng của "Những cô gái CERN sầu đời" ngày càng trở nên nổi như cồn, họ được mời tham dự các hội nghị Vật lý quốc tế và Hội chợ triển lãm World' 92 ở Seville, cũng như các lễ kỷ niệm như tiệc trao giải Nobel của Georges Charpak.
Được biết, nhóm "Những cô gái CERN sầu đời" vẫn còn hoạt động sau 30 năm, mặc dù đội hình của họ đã thay đổi nhiều theo thời gian.