Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng, việc công nhận Crimea là một phần lãnh thổ của nước Nga khác với việc thừa nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan. Theo nhà ngoại giao hàng đầu của nước Mỹ, những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm là để "thừa nhận thực tế trên thực địa".
Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh, Washington đang tìm cách khôi phục sự ổn định ở Trung Đông và rằng "Mỹ là một lực lượng đầu tranh cho điều tốt đẹp ở khu vực". Ý định của Mỹ là cao quý, ông Pompeo đã nói như vậy.
"Đó là lý do tại sao Washington và Brussels đang làm tất cả những gì có thể để thế giới sẽ không thể biết được về tình hình thực sự ở Crimea. Nếu không, sự công nhận sẽ tự động diễn ra như logic được đưa ra bởi chính Ngoại trưởng Mỹ. Chúng tôi hiểu mọi thứ và chúng tôi sẽ sửa lại chiến lược thông tin của mình. Xin cảm ơn ông Pompeo", nữ phát ngôn viên Zakharova đanh thép phản pháo phát biểu của ông Pompeo.
Nhà ngoại giao cấp cao của Nga còn nhấn mạnh, "nhắc đến lực lượng tốt đẹp của nước Mỹ trong khu vực và sự cao quý của Washington, cần nhớ rằng có hàng trăm nghìn ngôi mộ và những hố chôn tập thể ở Iraq, Libya, Syria và các nước khác trong khu vực".
Trước đó, hồi tuần trước, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter rằng, sau 52 năm, đã đến lúc Mỹ phải công nhận hoàn toàn chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan – một khu vực có tầm quan trọng về an ninh và chiến lược đối với Nhà nước Do Thái. Nga, Đức, Iran, Syria, Pháp và các nước khác đã nhanh chóng lên án hành động đơn phương như vậy của phía Mỹ.
Cao nguyên Golan thuộc về Syria từ năm 1944 và nó đã bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến kéo dài 6 ngày năm 1967. Vào năm 1981, Quốc hội Israel đã thông qua một dự luật trong đó đơn phương tuyên bố chủ quyền của nước này với Cao nguyên Golan. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tuyên bố dự luật của Israel là vô giá trị trong Nghị quyết 497 được đưa ra ngày 17/121981.
Bán đảo Crimea đã chính thức trở thành một phần của nước Nga sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hoàn tất tiến trình sáp nhập hồi tháng 3 năm 2014. Việc Crimea sáp nhập vào Nga xuất phát từ nguyên nhân là một cuộc đảo chính vũ trang ở Kiev , trong đó Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ.
Crimea – một bán đảo tự trị thuộc Ukraine , đã từ chối không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở Kiev. Chính vì thế, Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của họ với Ukraine và Nga. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, hơn 96% người dân trên bán đảo Crimea lựa chọn ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập trở lại Nga – nơi họ vẫn luôn coi là "mái nhà" của mình.
Sự kiện Nga sáp nhập bán đảo nhận được sự ủng hộ rộng khắp của người dân xứ sở Bạch Dương nhưng lại bị Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) ra sức phản đối. Mỹ và EU đã tung ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì vụ sáp nhập nói trên.
Kể từ sau vụ sáp nhập, giới chức chính quyền Kiev luôn miệng khẳng định sẽ tìm mọi cách để lấy lại bán đảo Crimea. Tổng thống Petro Poroshenko từng tuyên bố sẽ xây dựng quân đội Ukraine thành một lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Âu để quay trở lại giành bán đảo Crimea. Phương Tây cũng liên tiếp gây sức ép để buộc Moscow phải trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Hàng loạt các biện pháp trừng phạt đã được các nước phương Tây tung ra nhằm vào Nga vì vấn đề Ukraine và Crimea.
Tuy nhiên, Nga cũng cứng rắn không kém khi nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ có chuyện trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine . Nga dường như cũng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với bất kỳ mối đe doạ nào nhằm vào Crimea khi liên tục tăng cường sức mạnh phòng thủ trên bán đảo này bằng việc triển khai hàng loạt vũ khí tối tân, thiện chiến của mình.