Tờ Bild cảnh báo khả năng bảo vệ đất nước của quân đội Đức

Hải Yến |

Đưa ra phân tích của mình, tờ Bild cho biết quân đội Đức không có đủ khả năng để bảo vệ đất nước một cách hiệu quả.

Tờ Bild đưa ra thông tin trên khi kiểm tra thực tế của Tổng thanh tra lực lượng vũ trang Đức Carsten Breurer.

Năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là Ursula von der Leyen đặt mục tiêu tăng số lượng quân Đức lên 203.000 năm 2025.

Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Boris Pistorius đã đẩy thời hạn này đến năm 2031 và giữ mục tiêu sức mạnh mà một số chuyên gia cho là chưa đủ cao – tờ Bild lưu ý.

Số lượng nhân viên của lực lượng vũ trang Đức thực tế đã giảm từ khoảng 183.000 vào mùa hè xuống còn 181.383 vào cuối tháng 10, với hàng nghìn chỗ trống chưa được lấp đầy. Chỉ có 0,4% tổng dân số Đức tham gia quân đội.

Tờ Bild tự hỏi ai sẽ bảo vệ nước Đức trong một cuộc xung đột giả định với một cường quốc nước ngoài, ngụ ý rằng Moscow là đối thủ có khả năng nhất.

Khi thảo luận về sự thiếu chuẩn bị cho chiến tranh ở quốc gia EU này, một chuyên gia được tờ báo trích dẫn đã ví dụ rằng một tên lửa siêu thanh của Nga có thể tới Berlin trong 4 phút.

Moscow cho biết không có ý định tấn công bất kỳ thành viên nào của NATO, bác bỏ những tuyên bố ngược lại của các quan chức cấp cao phương Tây.

Theo Bild, khí tài quân sự của Đức cũng đang ở tình trạng kém. Số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực chỉ còn 200 chiếc nhưng chỉ một nửa số đó hoạt động và ngành công nghiệp này chỉ có khả năng tung ra 3 xe mới mỗi tháng.

Bild cho biết, các thiết bị quân sự khác, từ máy bay, vũ khí nhỏ, radio và mũ bảo hiểm, phần lớn đã lỗi thời, trong đó một số phần cứng thay thế dự kiến sẽ không được thay thế trong nhiều năm.

Cơ sở hạ tầng phòng thủ dân sự, gồm bệnh viện và hầm trú ẩn, đã bị thu hẹp quy mô kể từ Chiến tranh Lạnh, giống như các lực lượng vũ trang của họ.

Ông Breuer, người được bổ nhiệm làm tổng thanh tra vào tháng 3, đã thảo luận về tình trạng của lực lượng vũ trang Đức.

Tuần trước, trên báo Frankfurter Allgemeine Zeitung, ông cảnh báo lực lượng này có thể không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình với NATO hoặc thậm chí mục đích chính là tự vệ.

Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Olaf Scholtz, Đức trở thành nhà cung cấp vũ khí chính cho Ukraine.

Một số quan chức, trong đó có Eberhard Zorn, người tiền nhiệm của ông Breuer, đã cảnh báo rằng Berlin đang làm suy yếu an ninh của mình để hỗ trợ Kiev trong cuộc xung đột với Moscow.

Chính phủ ông Scholtz đang cân nhắc việc ban bố tình trạng khẩn cấp, vì những hạn chế pháp lý đối với thâm hụt ngân sách liên bang ngăn cản ông cung cấp nhiều hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine mà ông thấy cần thiết.

Theo RT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại