Sushi là món ăn trứ danh của Nhật Bản với độ ngon miệng và tươi sống miễn bàn, tuy nhiên nếu được chế biến bởi những bàn tay không nhiều kinh nghiệm, một miếng sushi ngon lành có thể khiến người ăn gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ngon lành và bổ dưỡng, ai mà lại không thích sushi kia chứ!
Người Úc ăn khoảng 110 triệu phần sushi và sashimi mỗi năm, bất chấp các chuyên gia cảnh báo rằng nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn có hại có thể vẫn còn tồn tại trong những cuộn rong biển hay các lát cá sống.
Tờ Daily Mail Australia mới đây đã đăng tải thông tin rằng nhiều nguồn cá "tươi" được bán ở thị trường nước này (thường được sử dụng để chế biến các món ăn tươi sống) không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do lạm dụng chất Carbon monoxide để bảo quản và giữ màu thịt cá.
Những miếng cá có thể được giữ bằng phương pháp này trong... 2 năm. Điều đó có nghĩa là nhiều người Úc hiện đang ăn những lát sushi có tuổi đời cao hơn cả con cá gốc.
Thịt cá giữ nguyên màu hồng tươi chứ không chuyển sang nâu xỉn nhờ sử dụng khí Carbon monoxide để bảo quản.
Trong khi đó, một ngư dân đánh bắt cá dài đuôi vàng - một loại cá phổ biến với các nhà hàng sushi và sashimi thì mới đây đã tung lên mạng đoạn clip khá đáng sợ, với con giun ký sinh dài ngoằng, ngoe nguẩy trong ổ bụng đã mổ của con cá.
Ngư dân Úc mổ thịt cá nguyên liệu làm sushi, phát hiện 8 con giun dài ngoằng còn sống nguyên.
Những thớt thịt cá giun bò lổm ngổm này...
Nếu được hô biến sẽ trở thành những phần ăn sushi ngon lành thế này đây.
Không chỉ ở Úc, nhiều nước khác cũng có những người "họa vào từ miệng" khi ăn sushi không đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc. Theo tờ Time, một người đàn ông ở California đã đi kiểm tra bác sĩ sau khi thấy một vài con sán dây khi đang đi toilet.
Sau đó, các bác sĩ được phen hoảng hồn khi anh này còn... bắt lại được con sán dây và dùng băng dính dán vào lõi giấy toilet đem cho bác sĩ kiểm tra. Con gián này dài tới... 1,5 mét, có thể đã vào trong cơ thể người đàn ông qua một lần ăn cá sống - món khoái khẩu hàng ngày của anh.
Con sán dây siêu dài trong bụng một bệnh nhân California.
Khi đặt ra đất, con sán thậm chí còn dài hơn một chiếc bìa kẹp hồ sơ tới vài lần.
Tuy nhiên không hiểu thể trạng người Mỹ và Úc khác nhau ra sao, khi mà ở Úc cho tới nay mới chỉ có một ca nhiễm sán dây từ cá sang người, thuộc về một cậu bé có sở thích ăn cá sống được chữa trị ở bệnh viện South Australia hồi năm 2015.
Chính phủ Úc hiện cũng đang siết chặt các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các nguồn nguyên liệu thức ăn, trong đó có cá tươi.
(theo Daily Mail, Time.com)