Bộ phim doanh thu cao nhất năm nhưng... lỗ vốn
Năm 1963, bộ phim Cleopatra đã có buổi ra mắt khán giả ở Hollywood với sự hiện diện của rất nhiều ngôi sao điện ảnh và các nguyên thủ quốc gia.
Với doanh thu 26 triệu USD - cao nhất năm 1963 nhưng ít ai biết rằng con số này chỉ bằng một nửa số tiền hãng Fox bỏ ra để sản xuất.
Cleopatra lập một kỷ lục đáng buồn, khi trở thành bộ phim duy nhất trong lịch sử Hollywood, đạt doanh thu cao nhất trong năm… nhưng không thu hồi nổi vốn.
Tuy nhiên, chẳng mấy ai nhắc tới chuyện lỗ vốn của Fox bởi nhiều năm qua đi, Cleophatra vẫn trở thành bộ phim kinh điển trong lòng nhiều khán giả Hollywood.
Cleopatra lấy bối cảnh thời La Mã, xoay quanh mối quan hệ tay ba giữa Hoàng đế Caesar (diễn viên Rex Harrison), nữ hoàng Cleopatra (Liz Taylor) và tướng quân Antony (Richard Burton).
Sau trận Pharsalus, Julius Caesar đã đánh bại Pompey, Pompey chạy trốn sang Ai Cập để tranh thủ sự ủng hộ của pharaoh Pharaoh Ptolemy XIII (Richard O'Sullivan) và chị gái Cleopatra (Elizabeth Taylor).
Người La Mã nắm quyền cai quản và lực lượng quân đội đã đặt chân đến Ai Cập. Ngày kế tiếp, Caesar phán xét thái giám tổng quản của Ptolemy vì hắn âm mưu cho Attempt giết Cleopatra.
Cleopatra được trao vương miện Nữ hoàng Ai Cập. Bà mơ ước thống trị thế giới với Caesar. Khi con trai của họ - tức Caesarion - được sinh ra, Caesar thừa nhận con mình và nói luôn chuyện đấy với Rome và viện nguyên lão.
Sau khi trở thành thống soái, Caesar gửi thư cho Cleopatra. Bà đến Rome trong một cuộc diễu hành xa hoa. Viện nguyên lão bất mãn khi có tin đồn là Caesar muốn xưng hoàng đế.
Nên tới tháng 3 năm 44 TCN, bọn họ ám sát Caesar và phân chia quyền lực: Lepidus nhận lấy châu Phi, Octavian lấy Tây Ban Nha và Gaul, trong khi Antony kiểm soát của các tỉnh phía đông. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh của Octavian và Antony càng khốc liệt hơn.
Trong khi lên kế hoạch cho một chiến dịch tấn công Parthia ở phía đông, Antony nhận ra anh cần tiền bạc và lương thực, và không có nơi nào cung cấp được ngoài Ai Cập. Sau nhiều lần từ chối rời khỏi Ai Cập, cuối cùng Cleopatra cũng đáp ứng tới Tarsus. Antony say mèm trong bữa tiệc. Cleopatra lẻn đi, để lại một nô lệ ăn mặc giống mình.
Tuy nhiên, Antony phát hiện ra sự lừa dối và đối diện trực tiếp với nữ hoàng. Cleopatra giả vờ tuyên bố Antony đã chết. Sau đó, do không có lãnh đạo, hạm đội của Antony cũng bị triệt tiêu. Vài tháng sau đó, Cleopatra thuyết hôn Antony để chiếm lại quyền kiểm soát của Octavian. Tuy nhiên, những người lính của Antony đã mất niềm tin và bỏ rơi ông.
Khi Antony trở lại cung điện, Apollodorus, không tin rằng Antony xứng với nữ hoàng và thuyết phục ông là bà đã chết và thế là Antony phải chết.
Octavian chiếm lấy Alexandria (thủ đô Ai Cập lúc đó) và dùng mạng sống của hoàng tử đe dọa nữ hoàng. Cleopatra biết con trai mình đã chết nên lời nói từ Octavian không có giá trị. Bà ra mật thư nhắn người hầu đem một cái giỏ đựng đầy rắn và tự sát.
Có một thiên tình sử bi thương có thật trên đời
Bộ phim Cleopatra 1963 mang về 4 giải Oscar và trở thành bộ phim được yêu thích nhất thời điểm ấy. Ngày ấy, ai cũng si mê bởi chuyện tình của Cleopatra và tướng quân Antony.
Câu chuyện càng được quan tâm hơn khi khán giả phát hiện ngoài đời hai diễn viên Elizabeth Taylor và Richard Burton cũng qua lại với nhau.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng lịch sử từng ghi lại một câu chuyện tình yêu đầy ai oán mà bi thương. Theo tài liệu lịch sử ghi lại, sau khi Hoàng đế Caesar qua đời, quyền lực của La Mã bị phân chia làm hai, bao gồm phía Tây La Mã do Octavia (chị gái của Caesar, đồng thời là vợ của Mark Antony) cai quản, còn phía Đông La Mã - trong đó có đất nước Ai Cập do Antony cai quản.
Vốn đem lòng yêu mến Nữ hoàng xinh đẹp từ trước, sai khi Hoàng đế qua đời, Antony đã tìm mọi cách để chinh phục bà. Ông mời Cleopatra rời đến Tasus để thương lượng về việc cung cấp quân phí trước đó của Hoàng đế La Mã Caesar.
Buổi gặp gỡ diễn ra trên một chiếc thuyền lộng lẫy với tiệc tùng xa hoa cùng vô số người đẹp vây quanh, dĩ nhiên là có cả người phụ nữ mà ông hằng nhung nhớ.
Vẻ đẹp và sự thông minh, sắc sảo cùng giọng nói ngọt ngào của Cleopatra đã hoàn toàn đốn tim Antony, khiến ông quyết định bỏ vợ để đi theo tiếng gọi của trái tim và chuyển đến sinh sống tại Alexandria, nơi ở của Nữ hoàng.
Những ngày tháng bên nhau trở thành ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời vị tướng quân tài giỏi và nữ hoàng Ai Cập. Họ có thể không là người tốt nhất, nhưng họ đã dành cho nhau điều tốt nhất trong đời.
Nhưng những ngày nắng đẹp lại nhanh chóng bị mưa giông che khuất, Augustus, anh trai của Octavia (vợ cũ của Antony) đã quyết tâm đạp đổ mối quan hệ bền chặt ấy. Augustus xúi giục người La Mã chống tối Antony và thuyết phục Nghị viện chống lại phía Ai Cập.
Và chiến tranh xảy ra, Cleopatra thua cuộc. Về phần Antony, ông quyết định từ bỏ ngôi vị ở La Mã để đến với Nữ hoàng.
Lịch sử Ai Cập còn ghi lại rằng vì muốn thử lòng Antony, sau khi quân đội Ai Cập thất bại, Cleopatra đã cho quân thông báo với Antony rằng mình đã chết. Tưởng người con gái mình yêu nhất đã chết, Antony lập tức quyên sinh bằng cách dùng kiếm đâm thẳng vào bụng.
Sau khi người tình qua đời, Cleopatra ngày ngày sống trong đau đớn và hối hận. Có nhiều tài liệu ghi lại về cái chết của Cleopatra, có tài liệu ghi rằng vì quá đau buồn bởi cái chết của người yêu nên bà đã tự sát. Cũng có giả thuyết rằng Cleopatra bị đầu độc.
Chuyện xưa, chẳng ai chứng thực được nhưng chỉ biết rằng câu chuyện tình yêu của Cleopatra và Antony từng là đề tài cho rất nhiều văn thơ, tiểu thuyết.
Mọi người còn nói rằng vì quá cảm động bởi tình yêu của Antony và Cleopatra nên Augusus, kẻ châm ngòi cho cuộc chiến thời đó đã cho xây hai ngôi mộ của Nữ hoàng và Mark Anthony nằm cạnh nhau với mục đích để họ có thể bên nhau mãi mãi.
Ngày nay người Ai Cập vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện tình của nữ hoàng Cleopatra và tướng quân Antony như biểu tượng của một câu chuyện tình đẹp nhưng bi ai. Người ta cũng nhắc nhở nhau rằng từng bao giờ đem tình yêu của mình ra để thử thách bởi cái kết nhận lại đôi khi vô cùng cay đắng. Yêu thương, cứ bên nhau bình yên là được...