Tình cảnh trớ trêu: Tốt nghiệp ĐH, học tiếp lên cao học để trốn tránh áp lực đi làm, sống nhờ cha mẹ chu cấp

Như Nguyễn |

Nhìn lướt qua, những đứa trẻ to xác này ngỡ tưởng hiếu hảo, giàu chí tiến thủ, nhưng hoá ra lại là những đứa con ăn bám và giỏi lấp liếm.

Tiểu Cường (Thiên Tân, Trung Quốc) tốt nghiệp đại học 4 năm trước, bố mẹ anh tin rằng Tiểu Cường sẽ thành công và tìm được một công việc tốt. Nhưng ý chí của Cường không chỉ giới hạn ở điều này, anh còn muốn tiếp tục học và tham gia kỳ thi thạc sỹ, bố mẹ cho rằng con trai họ có động lực và họ ủng hộ điều đó. Năm đầu tiên, Tiểu Cường sống ở nhà, cha mẹ anh chu cấp mọi chi phí cho anh, đáng tiếc anh đã trượt kỳ thi.

Năm thứ hai, Tiểu Cường cảm thấy môi trường học tập ở nhà không ổn, luôn có người làm phiền khiến anh không thể bình tâm đọc sách, bố mẹ thấy vậy đã thuê cho anh một căn nhà một phòng ngủ, một phòng khách ở bên ngoài, hàng ngày còn gửi cơm cho anh, trong khoảng thời gian này Cường không có chút thu nhập nào, nhưng cuối cùng vẫn thi trượt.

Năm thứ ba, Tiểu Cường cảm thấy chỉ học trong sách thôi là chưa đủ nên cha mẹ anh đã chi hàng chục triệu để đăng ký cho anh tham gia các khóa học khác nhau. Trong khi những người bạn cùng lớp đại học đã có thể tự lập, thậm chí hàng tháng còn đưa tiền cho cha mẹ, thì Tường vẫn vậy, chưa đạt được thành tựu gì.

Cha mẹ thuyết phục Tiểu Cường ra ngoài làm việc, nhưng Tiểu Cường nói rằng bằng cử nhân hiện tại không có giá trị, trình độ học vấn cao hơn mới có được mức lương cao hơn, cải thiện bản thân trước tiên quan trọng hơn bất cứ điều gì khác, nghe vậy, cha mẹ đành chỉ biết tiết kiệm để chu cấp cho con trai học tiếp.

Tình cảnh trớ trêu: Tốt nghiệp ĐH, học tiếp lên cao học để trốn tránh áp lực đi làm, sống nhờ cha mẹ chu cấp - Ảnh 1.

Không biết từ bao giờ, hiện tượng "ăn bám" cha mẹ đã trở nên phổ biến. Trước đây, "ăn bám" chỉ là ở nhà, có năng lực độc lập nhưng không có chí tiến thủ không chịu đi làm, chi phí sinh hoạt dựa hết vào cha mẹ. Nhưng hiện tại, một hình thức "ăn bám" mới đã ra đời, rất nhiều bậc cha mẹ không chỉ mù quáng chu cấp cho con mà thậm chí còn cảm thấy con cái của mình rất cầu tiến.

1. Bản thân có tiết kiệm tới đâu con cái cũng phải được chu cấp đầy đủ

Có một khảo sát tiêu dùng trên gần một trăm người cao tuổi đã được thực hiện, kết quả cho thấy chi tiêu hàng ngày của người cao tuổi chiếm 30,74%, trợ cấp cho con cái chiếm 23,51% và đời sống giải trí của riêng họ chỉ chiếm 3,3%.

Ngay cả sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi vẫn mong muốn được đi làm để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Tại Trung Quốc, theo dữ liệu từ "Báo cáo khảo sát việc làm và nghỉ hưu của nhóm người cao tuổi năm 2022", 68% người cao tuổi đã nghỉ hưu rất mong muốn được tái làm việc và 34,3% trong số muốn đi làm lại là vì muốn trợ cấp cho gia đình.

Ngay cả khi sức khỏe không còn được như trước, hầu hết người cao tuổi vẫn luôn "làm việc chăm chỉ mà không phàn nàn" và cảm thấy việc mình làm là việc nên làm và con cái mình rất ưu tú.

Tình cảnh trớ trêu: Tốt nghiệp ĐH, học tiếp lên cao học để trốn tránh áp lực đi làm, sống nhờ cha mẹ chu cấp - Ảnh 2.

2. Hình thức "ăn bám" mới xuất hiện, nhiều bậc cha mẹ cho rằng con mình rất giỏi giang

1. Ra trường thất nghiệp, học lên cao hơn là lựa chọn hàng đầu

Áp lực việc làm trong xã hội ngày nay rất cao, nhiều sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đã có tâm lý trốn chạy. Bề ngoài, để nâng cao khả năng cạnh tranh, họ nhốt mình trong phòng với danh nghĩa thi thạc sỹ hoặc thi công chức, nhưng thực chất lại đang làm những việc không liên quan gì đến kỳ thi. Vậy nhưng trong mắt các bậc cha mẹ, những đứa trẻ suốt ngày vất vả trong phòng nên được phục vụ đồ ăn, thức uống ngon. Nhưng dường như có những người luôn trong giai đoạn chuẩn bị và đi thi hết lần này tới lần khác, và phải dựa vào cha mẹ để tồn tại.

Học lên cao không có gì là sai, chỉ mong rằng một số người sẽ không sử dụng kỳ thi tuyển sinh sau đại học hoặc kỳ thi công để trốn tránh thực tế và tăng thêm áp lực cho cha mẹ họ trong những năm cuối đời.

Tình cảnh trớ trêu: Tốt nghiệp ĐH, học tiếp lên cao học để trốn tránh áp lực đi làm, sống nhờ cha mẹ chu cấp - Ảnh 3.

2. Nhìn thì có vẻ hiếu thảo nhưng thực ra lại là những "đứa trẻ to xác"

Với danh nghĩa hiếu thảo, nhiều người trẻ có xu hướng đưa vợ con về nhà cha mẹ đẻ ở, và rồi lấy cớ công việc bận rộn để giao con cho bố mẹ nuôi, đây chẳng phải là kiểu loại hành vi của những "đứa trẻ khổng lồ" sao?

Điều quan trọng nhất đối với người cao tuổi là học cách tự chăm sóc bản thân, đặc biệt sau 60 tuổi nên quan tâm đến bản thân nhiều hơn.

Không phải ngẫu nhiên việc dựng vợ gả chồng lại là một câu chuyện quan trọng trong xã hội, cũng không phải ngẫu nhiên xã hội xem trọng chuyện con cái tới như vậy. Nhiều người có suy nghĩ rằng nuôi con là một hình thức đầu tư, để sau này về già có người chăm lo cho bản thân, tuy nhiên, thực trạng xã hội hiện nay đối với một số người dường như lại là ngược lại, và nó khiến một bộ phận người phải suy ngẫm. Con cái đã lớn, cần học cách tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình, thân là cha mẹ, điều quan trọng nhất chính là chăm sóc tốt cho bản thân, học cách tập trung vào bản thân nhiều hơn, nghĩ cho mình nhiều hơn, học cách nuôi dưỡng bản thân và đón lấy một tuổi già khỏe mạnh!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại