Tín hiệu mừng cho nước Mỹ: Sự lên ngôi không thể cản của năng lượng sạch

Vũ Huế |

So với 10 năm trước, giá thành năng lượng Mặt trời đã giảm những 90% và có xu hướng tiếp tục giảm.

Đã quá muộn vì năng lượng tái tạo ngày càng giảm giá

Trong ngành công nghiệp năng lượng ở Mỹ thì điện than từng được xem như "ông hoàng". Nhờ trữ lượng than đá khổng lồ và có mặt rộng khắp, nó sớm trở thành nguồn cung cấp điện chủ lực.

So với nhiệt điện than, điện năng lượng mặt trời và điện gió (gọi chung là năng lượng tái tạo) xuất hiện muộn hơn nhiều. Chúng cũng đắt đỏ nên tuy tái tạo và sạch sẽ, nhưng vẫn khó cạnh tranh.

Song nhờ công nghệ ngày càng tân tiến, chuyện tận dụng ánh sáng Mặt trời và gió đã mỗi lúc một phổ biến, dễ dàng. Chi phí điện năng lượng Mặt trời giảm mạnh. So với năm 2009, giá thành của nó đã giảm hơn 60%.

Khác với điện than nguy hiểm từ khâu khai thác (gây ra lắm bệnh tật và nguy cơ tử vong cho nhân công) đến chuyển đổi (hủy hoại môi trường), năng lượng tái tạo vừa vô tận lại vừa an toàn. Thế nên ngay cả giữa "quốc gia than đá", chúng vẫn phát triển mạnh mẽ, cuối cùng thành công lật đổ "ông hoàng".

Theo một báo cáo gần đây từ Energy Innovation (Đổi mới Năng lượng), 74% nhà máy nhiệt điện than ở Mỹ có nguy cơ bị đóng cửa bởi năng lượng tái tạo. Dự đoán đến năm 2025, con số này còn lên đến 86%.

Nghiên cứu đối chiếu cho thấy, chi phí vận hành các nhà máy nhiệt điện than tốn kém hơn là tận dụng năng lượng tái tạo.

Tín hiệu mừng cho nước Mỹ: Sự lên ngôi không thể cản của năng lượng sạch - Ảnh 1.

Toàn Hoa Kỳ nỗ lực vì một ngày mai không CO2 nhân tạo

Cư dân Mỹ chọn tương lai không CO2 nhân tạo. Từ các hộ gia đình cho đến doanh nghiệp, ai nấy nhiệt tình lắp đặt các tấm pin mặt trời, tự cung tự cấp điện.

Theo dự đoán của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng (Energy Information Administration) của Mỹ thì chỉ trong 2 năm tới, năng lượng mặt trời quy mô nhỏ sẽ tăng 44%. Trong khi đó, năng lượng gió cũng không kém cạnh, dự đoán còn vượt mặt thủy điện.

Tín hiệu mừng cho nước Mỹ: Sự lên ngôi không thể cản của năng lượng sạch - Ảnh 2.

Trước áp lực đòi điện sạch từ các cử tri, nhiều tiểu bang cũng thay đổi mục tiêu. Tại New Mexico, Thống đốc Michelle Lujan Grisham ký chấp thuận kế hoạch 50% là năng lượng sạch vào năm 2030 và chấm dứt nhiệt điện than vào năm 2045. Tương tự với California và Hawaii.

Một số công ty điện lực cũng bắt nhịp vào chuyển hướng, trong đó có Xcel Energy, công ty có trụ sở ở Minneapolis. Họ hứa đến năm 2050 sẽ điện sạch hóa hoàn toàn. Ngoài ra, Xcel còn đang kêu gọi sớm tăng gấp đôi năng lượng điện gió để giảm điện than.

Tham khảo Cnn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại