Tin được không, thứ bạn đang thấy là một viên pin khổng lồ chứ không phải chung cư!

Quế Mai |

Điện mặt trời và điện gió được đánh giá là rẻ hơn so với nhiệt điện, nhưng điện mặt trời chỉ hòa vào lưới điện vào ban ngày và để trống ban đêm. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề là lưu trữ điện.

Tại Huyện Như Đông, thuộc Địa cấp thị Nam Thông, Tỉnh Giang Tô, Trung Quốc - một tòa nhà đang mọc lên, nơi những khối bê tông khổng lồ nặng 24 tấn được đưa lên cao vào ban ngày và hạ xuống vào ban đêm.

Tòa nhà này không phải là chung cư mà là một cục pin khổng lồ lưu trữ năng lượng bằng trọng lực thay vì hóa học.

Và đây là 1 trong 2 địa điểm đầu tư của công ty Energy Vault - nơi còn lại nằm ở Snyder, Texas, Hoa Kỳ.

Tin được không, thứ bạn đang thấy là một viên pin khổng lồ chứ không phải chung cư! - Ảnh 1.

Ảnh: Energy Vault

Trước đó Energy Vault đã thử nghiệm công nghệ của mình ở quy mô nhỏ hơn ở trụ sở chính tại Thụy Sĩ.

2 hệ thống đang được xây dựng lớn hơn nhiều. Hệ thống ở Trung Quốc nằm trong tòa nhà cao 400 foot (khoảng 122 mét) và sẽ có khả năng lưu trữ 25 MW - đủ cấp điện cho 3.400 ngôi nhà trong 24h và hệ thống sẽ hoàn thành vào tháng 6/2023.

Hệ thống tại Mỹ nằm trong một tòa nhà cao 460 foot (khoảng 160 mét) tuy nhiên hẹp hơn cái trên và giúp cung cấp 18 MW.

Cách thức các hệ thống hoạt động như sau. Những viên bê tông có kích thước 3,5 x 2,7 x 1,3 mét được xếp cạnh nhau như những quân domino để chờ đợi được xe đẩy đưa nó vào thang máy để nâng lên hoặc hạ xuống.

Tin được không, thứ bạn đang thấy là một viên pin khổng lồ chứ không phải chung cư! - Ảnh 3.

Ảnh: Energy Vault

Ban ngày chúng được thang máy vận hành bằng điện mặt trời nâng lên 8 tầng trên cùng của tòa nhà để lưu trữ năng lượng và vào ban đêm sẽ hạ xuống 8 tầng thấp hơn tương ứng để tạo ra năng lượng.

Mỗi viên bê tông sẽ duy trì tốc độ hạ thấp 1,9 m/s (6,84 km/h) và tạo ra điện. Theo Energy Vault, 80% điện mặt trời có thể được lưu trữ theo cách này - chỉ 20% hao hụt do các yếu tố do ma sát.

Cần lưu ý rằng việc lưu trữ điện đa phần thường sử dụng pin năng lượng - thứ sẽ mất dần dung lượng sau vài năm hoạt động. Nhưng việc lưu trữ bằng trọng lực có thể duy trì nhiều năm hơn nhiều.

Sau tất cả, chi phí sẽ là một yếu tố chính trong việc xác định công nghệ lưu trữ nào chiếm ưu thế.

Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, việc lưu trữ điện bằng trọng lực tương đối tốn kém trong các hệ thống nhỏ và chỉ kinh tế trong các hệ thống có thể tạo ra năng lượng trong khoảng thời gian tương đối dài - ít nhất là 10 giờ.

Trung Quốc đang dự kiến sẽ tài trợ thêm để Energy Vault xây dựng ít nhất là 2 cơ sở mới với khả năng lưu trữ tăng từ 40 đến 60 lần so với cơ sở ở Như Đông.

Tin được không, thứ bạn đang thấy là một viên pin khổng lồ chứ không phải chung cư! - Ảnh 5.

Ảnh: Energy Vault

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại