Một cảnh tượng siêu hiếm hàng chục triệu năm mới có được các nhà khoa học công bố gây sốc vào đầu tháng 8 vừa qua trên tạp chí Current Biology.
Theo các nhà khoa học, kẻ săn mồi hung dữ trong khối hổ phách là một loài kiến thời tiền sử mới được xác định, có tên gọi là Ceratomyrmex ellenbergeri – hay còn được gọi là Kiến chiến thần. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta thấy một con kiến địa ngục đang kiếm ăn. Bữa ăn của nó là một họ hàng đã tuyệt chủng của gián.
Hình ảnh chiến thần kiến đoạt mạng gián trong miếng hổ phách 100 triệu năm.
Kiến địa ngục là loài côn trùng khác thường với nhiều đặc điểm cơ thể không giống bất kỳ loài kiến nào ngày nay. Chúng gần như cũng không thể di chuyển đầu và chỉ có thể bắt con mồi bằng miệng hướng xuống dưới.
Barden – một nhà nghiên cứu sự tiến hóa của côn trùng tại Viện Công nghệ New Jersey cho biết kiến địa ngục sử dụng chiếc sừng dài và bộ hàm để ghim chặt con mồi, tiêm độc khiến nó bất động.
"Kể từ khi con kiến địa ngục đầu tiên được phát hiện cách đây khoảng 99 triệu năm thì chúng vẫn còn quá nhiều điều bí ẩn. Tại sao chúng lại khác hoàn toàn với loài kiến của thời hiện đại. Chúng ta thấy điều này trong hồ sơ hóa thạch, mặc dù chúng ta thường không có bức tranh rõ ràng về con đường tiến hóa dẫn đến chúng", Barden chia sẻ.
Cách ghim con mồi giúp xác nhận kiến địa ngục di chuyển bộ hàm lên xuống, khác với những loài kiến còn sống ngày nay. Các nhà nghiên cứu cho biết hành vi săn mồi được lưu giữ như thế này vô cùng hiếm có khó tìm.
(Ảnh: New Jersey Institute of Technology)
Thông thường, quá trình hóa thạch sẽ xóa sổ mọi bằng chứng về hành vi săn mồi khi các cơ quan dịch chuyển và phân hủy.
Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể tìm thấy nhiều loài kiến địa ngục hơn nhằm hiểu rõ tác động từ sự kiện tuyệt chủng tới hình thái của cả họ.
Kiến là một số sinh vật đa dạng nhất trên Trái Đất. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 12.500 loài khác nhau và các nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ còn khoảng 10.000 loài khác khác vẫn đang chờ được khám phá.
Trái ngược với những con kiến cổ xưa, kiến hiện đại và hầu hết tất cả các loài kiến ba khoang còn sống khác đều có các răng hàm dưới chỉ di chuyển trên một trục nằm ngang.
Chính xác tại sao kiến địa ngục lại tuyệt chủng sau gần 20 triệu năm tồn tại vẫn chưa được biết, nhưng nó có thể liên quan đến hành vi săn mồi chuyên biệt của chúng.