Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được mẹ dẫn đi chợ mua rau. Trong trí nhớ của tôi, không riêng gì bà mà những người phụ nữ khác rất hay mặc cả.
Mẹ hỏi giá một bó rau, rồi trả giá sau đó mới quyết định mua. Đôi dép mẹ mua cho tôi, chiếc khăn quàng cổ mẹ mua cho ông ngoại... đều vẫn còn sử dụng dù tuổi của chúng đã ngót nghét gần chục năm.
Mẹ vẫn thường dặn tôi rằng làm ra đồng tiền phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có nên phải biết tiết kiệm và đừng phung phí.
Khi đó tôi còn trẻ người non dạ, tôi vẫn không hiểu cho đến khi tôi lớn lên, đi làm và nhận được tiền lương, tôi mới thấm thía lời dạy của mẹ ngày xưa.
Bạn cho rằng vài nghìn lẻ có là bao, chẳng mua được gì nhưng hãy nhìn xa hơn một chút đi. Mỗi ngày bạn bỏ vài nghìn lẻ tiết kiệm, sau một tháng, bạn được cả trăm nghìn, đủ để bạn mua được vài thứ hữu dụng rồi.
Các nhà khoa học tại Đại học Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Carnegie Mellon đã cùng nhau thực hiện một thí nghiệm.
Họ cho người thí nghiệm 20 đô la để mua hàng hóa hoặc họ có thể không cần mua và giữ số tiền đó bên mình.
Khi người tham gia thí nghiệm xem danh sách hàng hóa và suy nghĩ về những thứ cần mua, người tiến hành khảo sát sử dụng công cụ để xem các hoạt động của não người trong thí nghiệm đó.
Họ phát hiện ra rằng đứng trước món hàng hóa rất đắt tiền, não của người mua phải đối phó với cơn đau đầu càng lúc càng trầm trọng và những người khách hàng này sẽ cảm thấy không thoải mái nên họ đã không mua chúng.
Vì vậy, họ đã đi đến kết luận: Chính nỗi đau này giúp người mua kiềm chế ham muốn tiêu dùng vì xót của. Mẹ tôi cũng giống như thế này. Bà nhìn vào tờ tiền cầm trên tay mà chẳng nỡ tiêu vì xót của.
Ngày trước, chúng ta đã từng nói rằng sau khi chi rất nhiều tiền, chiếc ví đã bị "ốm" bớt và bạn xót cho việc này. Còn bây giờ, liệu chúng ta có còn cảm giác trực quan này không?
Ngày nay, thanh toán qua điện thoại hoặc quẹt thẻ ngân hàng giúp cho cuộc sống của chúng ta thuận tiện hơn, nhưng nó đã làm giảm sự nhạy cảm và đau xót của chúng ta đối với tiền bạc.
Đối với chúng ta, tiền chỉ là một con số vô tri và làm ra tiền để xài chứ làm gì. Nếu bạn muốn tiêu tiền, chỉ cần gõ mã pin hay password là xong.
Dù sao đi nữa, số dư sẽ chỉ giảm từ 5 xuống 1 thì đã làm sao, trong khi nếu tiêu tiền mặt, bạn cầm trên tay là 500.000 đồng lận đó.
Chỉ đến ngày cuối tháng, chúng ta sẽ thấy hai kiểu người: một là vẫn đủ ăn và chi tiêu phóng khoáng hai là người hết tiền từ lúc nào, phải ăn mì gói, đi đâu cũng than, mua gì cũng kì kèo hoặc xin thêm rất nhiều.
Chỉ khi trải qua đến ngày cuối tháng, chúng ta mới phát hiện ra rằng những gì chúng ta đã mua nhiều hơn chúng ta mong đợi. Chính xác là vì tiêu tiền không còn khiến mọi người cảm thấy xót nên chúng ta vô ý thức trong việc tiêu tiền.
Bạn từng mạnh miệng nói rằng mình sẽ cắn răng và kiểm soát bản thân để không phải tiêu một đồng nào, bạn nghĩ liệu có ổn không?
Có thể bạn kiềm chế bản thân mình khi đi qua các cửa hàng quần áo nhưng ngày nay đã có mua sắm online, những người quản lý sản phẩm, nhà tâm lý học và nghiên cứu thói quen tiêu dùng của khách hàng có buông tha bạn không?
Bạn có kiềm lòng cho qua khi lướt facebook không hay gõ liền tay câu "Cho em xin giá" khi thấy những thứ bạn muốn mua lại ngập tràn trên newfeed?
Các nhà nghiên cứu, marketing, chủ shop thời trang đã chạy quảng cáo khắp nơi và dùng các phương thức tiếp thị tinh vi khác nhau khiến bạn muốn tiêu tiền mà không nhận ra điều đó.
Nhà đạo đức học Tristan Harris nói rằng khi mọi người tiêu thụ quá mức, vấn đề không hẳn do người đó thiếu ý chí, mà là vì để mỗi lần bạn rút hầu bao mua sắm thì đã có rất nhiều người làm việc chăm chỉ với mục đích bán được hàng và phá hủy ý muốn không tiêu tiền của bạn.
Có một vài cách đơn giản để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tìm thấy "cảm giác đau đớn" khi tiêu tiền.
Sử dụng tiền mặt là một cách hiệu quả. Cầm tờ tiền mệnh giá lớn trên tay, bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy đau đầu và đau lòng, không dám tiêu xài hoang phí.
Nếu bạn là một cô gái đang đắn đo mua một chiếc túi khoảng 20 triệu đồng thì bạn hãy nghĩ xem: Với 20 triệu đồng, bạn có thể trả tiền thuê nhà một, hai, thậm chí ba tháng hoặc bạn có thể đi du lịch trong vài ngày, bạn có thể mua đồ ăn trong vòng 1 tháng và đi ăn lẩu với đám bạn 3-4 lần nhưng bạn đã chọn mua một chiếc túi thì bạn đã bỏ lỡ nhiều thứ lắm. Nghĩ vậy, bạn sẽ thôi không mua nữa.
Như một blogger tài chính đã nói: Hãy nhớ rằng, mỗi khoản tiền bạn bỏ ra không phải là tiền, mà là cơ hội để chọn cuộc sống của bạn.
Nếu bạn muốn một cái gì đó, bạn phải từ bỏ những gì bạn muốn và cảm giác đau đớn khi tiêu tiền sẽ khiến bạn quyết định nên ưu tiên mua cái gì.
Thử tưởng tượng xem một ngày nọ, chủ nhà thông báo với bạn rằng tiền thuê sẽ tăng thêm vài triệu đồng vào tháng tới.
Bạn đi đổ xăng và thấy bảng giá tăng thêm vài trăm đồng một lít. Bạn định mua nhẫn cầu hôn người yêu sau mấy năm bên nhau nhưng khổ nỗi giá vàng đã cao nay lại tăng thêm và bạn không dám nghĩ đến hai chữ cưới vợ.
Một ngày nào đó, idol của bạn sẽ có một buổi hòa nhạc và đó sẽ là buổi chia tay khán giả. Nếu bạn không đến đó, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội gặp idol của bạn, nhưng khổ nỗi bạn lại không có tiền.
Hay một ngày nọ, bạn nhận được một cuộc điện thoại từ gia đình. Bạn biết rằng người thân yêu nhất của bạn có vấn đề về sức khỏe và cần một số tiền lớn để chữa bệnh nhưng bạn lại chẳng có tiền tiết kiệm. Bạn sẽ thế nào?
Bạn mượn bạn bè hay họ hàng? Giả sử bạn bè bạn bận không nghe máy của bạn hoặc họ hàng từ chối khéo bạn, bạn sẽ xử trí ra sao?
Trí tưởng tượng càng thực tế và chi tiết thì càng cắn rứt lương tâm bạn hơn. Chỉ bằng cách này, bạn có thể thực sự cảm thấy rằng đó là một điều đau khổ khi không có tiền.
Nếu bạn mua một món đồ chợt nhìn đã ưng thì khi biến cố xảy ra, bạn lấy đâu ra tiền.
Trong trí tưởng tượng bạn có thể rất đau đớn nhưng vì đau đớn, cảm giác quyền lực này có thể khắc sâu vào tâm trí bạn và bạn sẽ tự động nhủ thầm rằng mình còn nhiều thứ cần chi hơn việc mua món hàng này.
Một số người có thể lo lắng rằng nếu suy nghĩ như vậy là không tốt, là quá tiêu cực và như đang trù ẻo gia đình. Tiêu tiền là bản năng nhưng kiểm soát ham muốn của chính mình và để bản thân tiêu ít hơn mới là bản lĩnh.
Vì vậy, đừng lo lắng, hãy sử dụng phương pháp này một cách đầy đủ nhất và từ từ kiềm chế ham muốn của bạn.
Tiền không phải là tất cả nhưng bạn sẽ không làm được gì cả nếu bạn không có tiền. Tiền không phải là thuốc chữa bách bệnh, nhưng không có tiền thì bạn không thể chữa hết bệnh.
Có câu nói:
Xã hội sẽ không mở lòng với bạn vì bạn không có tiền và số phận sẽ không ban cho bạn thêm đặc ân nào vì bạn nghèo. Vì vậy, khi cuộc sống chưa bóp chết bạn, hãy tiết kiệm tiền đi, bởi vì tiền giúp bạn có cuộc sống tốt hơn.