Trong 16 hộ kinh doanh hương liệu phụ gia thực phẩm có hộ nào kinh doanh cái chất gây ra hậu quả nghiêm trọng không? Nếu có thể thì các cơ quan ban ngành phải làm việc cụ thể.
Ai cũng nhìn hóa chất với con mắt lạnh lùng, tiểu thương gặp khó khăn. Trong khi tiểu thương kinh doanh những mặt hàng được cho phép, đều thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Nếu sử dụng sai mục đích là do người mua. Đồng thời những chất cấm hoặc không cấm cần tuyên truyền rộng rãi cho tiểu thương biết”.
123 đơn vị kinh doanh hóa chất ở chợ Kim Biên (quận 5, TP.HCM) đã nêu những thắc mắc trên tại buổi phổ biến các quy định pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hóa chất do UBND quận 5 tổ chức ngày 27-5.
Đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho biết không phải tự nhiên thông tin trên quy về chợ Kim Biên. Nhiều đối tượng gây ra vụ việc đã khai báo mua hóa chất ở chợ Kim Biên. Tuy nhiên, có thể họ mua ở các khu vực khác.
Theo quy định, trách nhiệm của người kinh doanh hóa chất độc hại phải lập phiếu kiểm soát mua bán - đề nghị người mua khai thông tin, cung cấp số CMND, mua số lượng bao nhiêu, mục đích là gì… Phiếu này có quy định thời hạn lưu giữ năm năm.
Do đó, khi cơ quan chức năng kiểm tra nếu tiểu thương xuất trình phiếu kiểm soát này thì chứng minh được không vi phạm…
Từ đó, cơ quan chức năng mới có cơ sở xác định đối tượng mua nơi khác. Còn thực tế thời gian qua, khi cơ quan chức năng kiểm tra, người kinh doanh không thực hiện đúng trách nhiệm, không làm theo quy định.
Bà Trịnh Thị Phương Thảo, Phó phòng Y tế quận 5, cho biết từ lâu đơn vị đã triển khai tiểu thương ngành hàng phụ gia thực phẩm ghi sổ nhập phụ gia thực phẩm, sổ theo dõi sang bao đóng gói, danh mục phụ gia thực phẩm.
Đa số mọi người làm tốt, chỉ có sổ bán phụ gia thực phẩm có các thông tin như ngày bán, tên phụ gia, số lượng, quy cách, ngày đóng gói, hạn sử dụng, hóa đơn… thì mọi người thực hiện chưa chuẩn.
Đây là điều quan trọng cần làm để bảo vệ tiểu thương vì khi cơ quan chức năng kiểm tra, tiểu thương có cơ sở chứng minh mình không bán hóa chất độc hại.