Theo NASA, một tiểu hành tinh dài khoảng 1 mét đã bốc cháy trong bầu khí quyển của trái đất trên bầu trời Philippines gần ảo Luzon vào chiều ngày 4/9. Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết vụ va chạm xảy ra lúc 17h08 (giờ UTC).
Những người quan sát bầu trời trong khu vực đã đăng video lên mạng xã hội ghi lại cảnh một quả cầu lửa ngoạn mục.
Video cho thấy một tiểu hành tinh đang bốc cháy trên bầu trời đêm được chứng kiến từ Gonzaga ở tỉnh Cagayan, Philippines, vào ngày 4/9. Nguồn: Allan Madelar/Facebook
Sáng 4/9, cơ quan khảo sát bầu trời Catalina đã phát hiện ra vật thể này trước khi chúng đấn gần trái đất, ban đầu được gọi là CAQTDL2 nhưng hiện được đặt tên là 2024 RW1.
Theo cơ quan vũ trụ châu Âu, các tiểu hành tinh có kích thước khoảng 1 mét ước tính sẽ va vào Trái đất khoảng hai tuần một lần. Tuy nhiên chúng rất hiếm khi được phát hiện trước khi va chạm với hành tinh này.
"Vật thể này được xác định là vô hại với con người và các sinh vật khác trên trái đất vì nó đủ nhỏ để bốc cháy hoàn toàn khi đi vào bầu khí quyển trái đất. Đây à tiểu hành tinh thứ 9 mà loài người từng phát hiện trước khi va chạm", Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã cho biết trong một thông báo trên mạng xã hội.