Tiết lộ sốc hoạt động không kích của Mỹ từ 2012

Đông Phong |

Mỹ cáo buộc Nga tấn công chiến thuật tiêu diệt sạch sẽ cơ sở hạ tầng ở Aleppo, Nga tố Mỹ nuôi dưỡng khủng bố ở Syria.

Hôm 4/1, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đã lên tiếng cáo buộc liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành “không kích có hệ thống” các cơ sở hạ tầng của Syria kể từ năm 2012 thay vì nhằm vào các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

"Giám đốc hiện nay của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John O. Brennan hoàn toàn nắm được thực tế rằng từ trước khi chiến dịch không kích của Nga chống IS trên lãnh thổ Syria được bắt đầu, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế của Syria để làm giảm sức mạnh của chính phủ nước này đồng thời khiến hàng triệu cư dân trở thành người tị nạn”- ông Konashenkov nói.

Tiết lộ sốc hoạt động không kích của Mỹ từ 2012  - Ảnh 1.

Quân nhân Nga kiểm tra một xe bọc thép quân sự ở Aleppo.

Nhà ngoại giao bình luận: "Điều bất ngờ là liên minh do Mỹ dẫn đầu đã không nhằm vào các giếng dầu mà IS chiếm giữ. Việc này đã tạo cơ hội để IS kiếm hàng chục triệu USD mỗi tháng".

Trong khi đó, với chiến thuật của mình, Nga đã giành nhiều thành quả ở chiến trường Syria như 12.000 km vuông lãnh thổ Syria được giải phóng, 35.000 phiến quân IS bị tiêu diệt…

Tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cho thấy dẫn chứng về các cuộc không kích mà Mỹ thực hiện ở Syria khi vừa có tiếng là chống khủng bố vừa được miếng là dung dưỡng cho khủng bố Hồi giáo. Nga từng cáo buộc nhiều lần Mỹ là người đứng sau và dung dưỡng cho khủng bố Hồi giáo IS.

Ngay khi bắt đầu tham chiến vào Syria, Moscow đã nhận rõ về vai trò của các giếng dầu khổng lồ được IS chiếm lại và bán cho thị trường chợ đen, tiếp tục nuôi nguồn tài chính và gieo rắc các thảm họa.

Phía Mỹ sau đó đưa ra một loạt lý do gồm: lo ngại phá hủy quá nhiều cơ sở hạ tầng, gây ảnh hưởng đến mối trường và khiến dân thường lao đao vì thiếu nhiên liệu, nhằm bảo tồn cơ sở hạ tầng để xây dựng lại, sau khi cuộc xung đột kết thúc.

Điều này có tiền lệ, vì lực lượng liên quân đã cố gắng làm vậy ở Iraq và Afghanistan, rút kinh nghiệm từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.

"Chúng ta không nhắm vào các giếng dầu và đánh vào giếng dầu mà IS kiểm soát, vì không muốn làm ảnh hưởng đến môi trường và phá hủy cơ sở hạ tầng", Michael Morell, cựu Phó Giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) cũng cho biết.

Song có lẽ đó mới chính là những lý do khiến cuộc tấn công của Mỹ ở Syria chưa mang lại các hiệu quả thực sự như những gì người Nga mang lại.

Mỹ không thắng ở Aleppo vì chiến thuật "tiêu thổ"

Với tuyên bố này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đã đáp trả lại các cáo buộc trước đó được Mỹ cho rằng, Moscow thực hiện chiến thuật tiêu thổ ở Syria.

Chiến thuật “tiêu thổ” trong quân sự là phá hủy những thứ có thể bị quân địch trưng dụng trước khi rút lui khỏi một khu vực như: hệ thống liên lạc, giao thông vận tải, cơ sở nông nghiệp và công nghiệp...

Giám đốc CIA John Brennan trước đó đã cáo buộc Nga trong cuộc phỏng vấn với PBS rằng, việc thực hiện chiến thuật tiêu thổ sẽ dẫn đến tàn phá "hàng ngàn nạn nhân vô tội".

"Rất tiếc, Nga đã có những hành động quân sự liều lĩnh và theo tôi là thiếu suy nghĩ, làm chết nhiều người Syria... Nước Mỹ sẽ không bao giờ làm những gì tương tự trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang”, ông Brennan nói.

Tuy vậy, khi phát ngôn những lời này, ông Brennan hẳn đã quên những thương vong cho dân thường và thiệt hại về cơ sở vật chất to lớn Mỹ gây ra tại các chiến trường Iraq và Afghanistan.

Liên quân chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu hôm 2/1 thừa nhận đã “vô tình” gây ra cái chết cho ít nhất 188 dân thường ở Iraq và Syria kể từ năm 2014.

Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp- Chiến dịch Nhổ tận gốc (CJTF-OIR) của Mỹ trình bày trong đánh giá hằng tháng về thương vong dân thường ở Syria và Iraq hôm 2/1 cho biết:

"Cho đến nay, dựa vào thông tin sẵn có, chúng tôi thừa nhận rằng ít nhất 188 dân thường đã vô tình bị giết chết trong các cuộc không kích của liên quân kể từ khi bắt đầu chiến dịch Nhổ tận gốc".

CJTF-OIR cho biết lực lượng vẫn đang đánh giá những gì được gọi là “cái chết oan” trong bốn cuộc không kích vào năm 2016 và một trận không kích khác vào năm 2015.

“Mặc dù liên quân đã có những nỗ lực vượt bậc để oanh kích các mục tiêu quân sự mà giảm thiểu nguy cơ thương vong của dân thường nhưng trong nhiều trường hợp, thương vong là điều không thể tránh khỏi”.

Dẫu cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Nga chưa bao giờ dừng nhưng có thể thấy rõ, Nga vì một mục tiêu tấn công vào lực lượng khủng bố với mong muốn mang lại hòa bình cho Aleppo, đương nhiên sẽ có các chiến thuật khác với việc Mỹ tập trung vào bảo đảm cơ sở hạ tầng ở Syria nhằm giữ lại các điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của người dân, những phiến quân địa phương có thể ép buộc phải mua dầu của khủng bố IS.

Hai bên xung đột lợi ích cùng bước vào một cuộc chiến đương nhiên có những khác nhau về chiến thuật nhưng những gì mà người Nga đang mang lại ở đây yên vui và hòa bình hơn những gì Mỹ đã đưa tới Afganishtan...

Sự sống tại Aleppo bắt đầu nảy nở lên từ đống đổ nát bị bom đạn và phiến quân tàn phá. Người dân nơi đây đang bắt tay vào xây dựng lại nhà cửa, trong khi những nhà máy nhỏ cũng bắt đầu nối lại hoạt động sản xuất.

Trước khi xảy ra chiến tranh, Aleppo là thành phố lớn nhất tại Syria cũng như là một trung tâm công nghiệp lớn của vùng. Nơi đây có thế mạnh về sản xuất dệt may, chất hóa học, dược phẩm và chế biến thực phẩm...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại