Nhà nghèo vượt khó
Giang Quốc Bình sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo, tại Trung Quốc. Chính bố mẹ anh cũng phải bỏ học từ sớm. Khi sinh con trai, hai vợ chồng cũng không có ý định cho con theo học. Họ chỉ mong con lớn nhanh để có thể phụ giúp gia đình công việc đồng áng.
Tuy nhiên ngay từ khi còn nhỏ, Giang Quốc Bình đã có niềm đam mê học tập mãnh liệt. Anh hiểu rằng học tập có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống. Nó không chỉ thay đổi cuộc đời của mình mà còn có thể giải thoát cả gia đình khỏi bóng tối của nghèo đói.
Động lực to lớn đó đã giúp anh vượt qua tất cả để có thể duy trì việc học trong điều kiện bất lợi như vậy. Thấy con hiếu học, bố mẹ anh không ngăn cản.
Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, anh thi đại học và may mắn được nhận vào ĐH Thanh Hoa - trường đại học top đầu châu Á, với số điểm xuất sắc. Tại đây, anh theo học chuyên ngành vật lý. Vào thời điểm đó, chuyên ngành này được rất nhiều công ty săn đón và trao nhiều đãi ngộ.
Với sự thông minh và chăm chỉ của mình, Giang Quốc Bình luôn là gương mặt sinh viên tiêu biểu của trường. Năm 1986, sau khi tốt nghiệp, anh được nhà trường mời ở lại làm giảng viên. Cơ hội hiếm có, anh lập tức đồng ý mà không suy nghĩ nhiều.
Sau khi trở thành giảng viên của ĐH Thanh Hoa, Giang Quốc Bình cũng không ngừng học tập và tỏa sáng trong lĩnh vực mình theo đuổi. Ở sinh nhật năm 31 tuổi, anh trở thành tiến sĩ trẻ nhất tại ĐH Thanh Hoa.
Với niềm đam mê học hỏi và nghiên cứu, lúc nào anh cũng cảm thấy việc học của mình không bao giờ là đủ. Chưa kể ngành vật lý trong nước vẫn còn khá non trẻ. Giang Quốc Bình nuôi ước vọng ra nước ngoài học tập và làm việc.
May mắn, trường ĐH Thanh Hoa có chương trình liên kết giáo dục với một trường ĐH tại nước ngoài. Tận dụng cơ hội này, anh đăng ký và tiếp tục sang nước ngoài học tập. Đến năm 2000, Giang Quốc Bình hoàn thành chương trình học.
Tuy nhiên, chuyến đi này khiến tâm lý của anh thay đổi rất nhiều. Khi học tập tại đây, anh có cơ hội chứng kiến nhiều bước phát triển vượt bậc ở nước bạn. Bắt đầu từ đây, chàng trai trẻ nuôi ước vọng sẽ định cư tại đây.
Nhận thấy điều kiện chưa cho phép, anh quay trở về Trung Quốc và tiếp tục công tác tại ĐH Thanh Hoa.
Quyết định nông nổi khiến cuộc đời đi vào ngõ cụt
Một thời gian sau đó, Giang Quốc Bình kết hôn với cô gái cùng quê. Anh thường xuyên kể với vợ mình về cuộc sống hiện đại ở nước ngoài. Anh cũng thể hiện niềm mong mỏi của mình rằng muốn đưa vợ con sang đó sinh sống.
Lúc đầu, vợ anh kiên quyết từ chối lời đề nghị này. Bởi không phải ai cũng có thể trở thành giảng viên tại ĐH Thanh Hoa. Thêm nữa, cuộc sống hiện tại của họ đang vô cùng ổn.
Thời gian trôi qua, bản thân Giang Quốc Bình bắt đầu nhớ cuộc sống ở nước ngoài. Anh nghĩ đến những người bạn từng quen đã sang đó định cư. Giờ đây, không chỉ có nhà, họ còn có cả ô tô cùng điều kiện tài chính dư dả.
Mong muốn làm giàu nhanh, anh ra sức thuyết phục vợ. Sau nhiều lần, vợ anh cuối cùng cũng đồng ý với quyết định của chồng.
Sau khi hoàn tất thủ tục giấy tờ, Giang Quốc Bình cũng nộp đơn xin nghỉ việc tại ĐH Thanh Hoa để bắt đầu cuộc hành trình định cư ở nước ngoài cùng vợ con.
Khi đặt chân đến nước bạn, cả gia đình anh tràn đầy hy vọng vào tương lai. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, họ dần nhận ra môi trường ở đây rất khó để tìm được một công việc tốt.
Nếu như ở trong nước, Giang Quốc Bình là một giáo sư vật lý nổi tiếng, dễ tìm kiếm được công việc yêu thích. Tuy nhiên, khi đặt chân tới nước ngoài, anh mới bắt đầu hiểu ra có rất nhiều người giỏi bằng thậm chí giỏi hơn mình.
Gửi đơn xin việc đi khắp nơi, tuy nhiên, anh liên tục gặp trở ngại. Dù là ở trường học hay viện nghiên cứu, mọi người đều phớt lờ trước CV dày đặc thành tích của anh. Trong suốt 3 tháng liền, anh không tìm được bất kỳ công việc nào phù hợp.
Không còn lựa chọn nào khác, Giang Quốc Bình chấp nhận làm các công việc lao động chân tay. Bởi anh chẳng thể sống mà không có thu nhập tại một thành phố lớn ở Mỹ.
Sau gần 1 năm sang nước ngoài định cư, anh gắn bó với công việc thợ sơn với mức lương chỉ khoảng 5.000 NDT/tháng. Mức thu nhập thấp hơn nhiều so với thời điểm anh làm việc trong nước.
Thực tế này khiến trạng thái tinh thần của Giang Quốc Bình dần suy sụp. Vợ và nhiều người bạn đã khuyên anh về nước, tuy nhiên, với suy nghĩ chỉ trở về khi đã thành công. Anh loay hoay tìm lối thoát nhưng không được.
Năm 2006, anh cắt đứt liên lạc với vợ con rồi đi lang thang khắp nơi. Khi không còn tiền, anh lại trở về. Không thể chịu được áp lực trước ý kiến của người đời, cùng năm đó, người ta thấy vợ anh đã đăng tin về sự qua đời của Giang Quốc Bình.
Thật không may, cuộc sống không có chữ ‘giá như’. Việc làm giàu ở nước ngoài không phải là điều đơn giản. Đôi khi, chỉ với lựa chọn không được tính toán cụ thể có thể thay đổi cả cuộc đời bạn.