Chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của GCAP (Chương trình không quân chiến đấu toàn cầu) đã đạt được cột mốc khá quan trọng.
Cụ thể, các bên liên quan sẽ thành lập một liên doanh để phát triển, sản xuất và hỗ trợ trong tương lai cho tiêm kích thế hệ mới, cũng như tất cả các hệ thống bổ sung khác cho nó.
Công ty liên doanh có trụ sở chính tại Vương quốc Anh được thành lập với sự tham gia của tập đoàn quốc phòng khổng lồ BAE Systems của Anh, tập đoàn Leonardo của Ý và hãng cải tiến công nghệ hàng không Nhật Bản (JAIEC - bao gồm Mitsubishi Heavy Industries và khoảng 130 doanh nghiệp Nhật Bản khác).
Trong một thông báo chính thức từ được công bố ngày 13 tháng 12, mỗi bên nhận được cổ phần bằng nhau là 33,3%, đồng nghĩa đây là sự phân bổ hợp lý mọi rủi ro và lợi nhuận.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là không thể có sự tham gia của những đối tác khác, chẳng hạn như Rolls-Royce - công ty chuyên xử lý các vấn đề với động cơ.
Cần lưu ý, liên doanh trong dự án GCAP khá giống với kinh nghiệm chế tạo và phát triển tiêm kích Eurofighter Typhoon, khi Công ty Eurofighter Jagdflugzeug GmbH được thành lập ở Đức vào năm 1986. Nghĩa là đối với một chương trình phát triển máy bay mới bằng nỗ lực chung thì đây thực sự là thành tựu rất quan trọng về mặt tổ chức.
Ngoài ra cũng cho thấy hiện tại các bên không có kế hoạch mở rộng đối tác tham gia Dự án GCAP, chỉ giới hạn ở 3 quốc gia gồm Anh, Ý và Nhật Bản.
Đặc biệt, Ả Rập Saudi được cho là rất muốn tham gia, mặc dù Riyadh khó có thể mang lại năng lực kỹ thuật, nhưng chắc chắn đủ tiền để tài trợ dự án.
Và nhờ trực tiếp tham gia chương trình, họ sẽ nhận được đảm bảo 100% về việc có thể mua bao nhiêu máy bay tùy thích. Bởi vì đất nước này thực sự có trải nghiệm tiêu cực khi bị Đức chặn mua thêm 48 chiếc Eurofighter .
Thụy Điển cũng được cân nhắc tham gia chương trình, nhưng cuối cùng họ quyết định chờ đợi và phải đến năm 2025 mới lựa chọn làm gì tiếp theo - hoặc tự phát triển máy bay, hoặc vẫn hợp tác, hoặc đơn giản là mua một chiếc có sẵn.
Dù thế nào đi nữa, tiêm kích Gripen E dự kiến sẽ bay đến năm 2060 cho nên việc Thụy Điển tỏ ra không vội vã là có thể hiểu được.
Ngoài các ứng cử viên bổ sung, việc thỏa thuận cổ phần giữa ba đối tác tham gia cũng cần phải đàm phán, nhất là khi cách đây một năm, Leonardo đã trực tiếp nói rằng họ muốn có phần lớn hơn, nhưng với sự phân chia đồng đều trong liên doanh mới thành lập, công ty Ý đã có thể đạt được điều họ mong muốn.
Vì vậy, bây giờ có vẻ dự án GCAP đã giải quyết được tất cả vấn đề liên quan đến tổ chức và sẽ chạy đua hướng tới mục tiêu đưa máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vào sử dụng trong năm 2035, với chuyến bay đầu tiên thực hiện vào năm 2028.
Cuối cùng, diễn biến mới sẽ giúp chương trình GCAP với tiêm kích Tempest có thể vượt qua đối thủ cạnh tranh chính là FCAS - được tạo ra bởi Pháp, Đức, Tây Ban Nha, và từ năm 2025 có thêm sự tham gia của Bỉ.
Rolls-Royce sẽ cung cấp động cơ cho tiêm kích Tempest thuộc Dự án CẤP.