Trong thế giới của côn trùng, sâu bướm dường như là loại hiền lành nhất. Chúng chỉ ăn lá cây, và nhiều khi còn được coi như là một phần không thể thiếu của cây.
Nhưng, sự ngây thơ của chúng thực ra là tấm màn cho một khoảng tối phía sau: chúng sẵn sàng ăn thịt chính đồng loại của mình. Dĩ nhiên, sự đáng sợ này vẫn không thể so sánh với những sâu bệnh nông nghiệp khác.
Một nghiên cứu đưa ra vào thứ hai vừa rồi trên trang web Sinh thái học Tự nhiên và Tiến hoá (Nature Ecology and Evolution) đã nghiên cứu hiện tượng của sâu bướm ăn thịt đồng loại từ góc nhìn của thực vật.
Lí do khiến sâu bướm ăn thịt lẫn nhau không phải do chúng thiếu may mắn, mà là do các loại cây đã "ép" chúng ăn bằng việc tiết ra một số chất hoá học. Một trong số đó là methyl jasmonate, loại hoá chất được cây tiết ra khi phản ứng với áp lực từ bên ngoài, ví dụ như khi lá cây có dấu hiệu tổn hại.
"Đối với nhiều loài thực vật những loại côn trùng lẽ ra không ăn thịt, cuối cùng ăn lẫn nhau chính là kết quả chúng mong muốn."
Chiến lược phòng vệ của các loại cây thường khá trực quan, nhưng trên thực tế, chúng thông minh hơn việc chỉ bài xích những côn trùng sẽ ăn chúng.
Khi nguồn lá cây trở nên ít ỏi hơn, những con sâu bướm sẽ nhanh chóng kiếm tìm nguồn thức ăn thay thế, và đa số là chính những con sâu bướm khác. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có ít "kẻ săn lá" hơn.
Đồng tác giả John Orrock đưa ra kết luận: "Mọi thứ đều bắt đầu khi một con sâu bướm bắt đầu cắn lông đuôi của đồng loại mình, và sau đó mọi chuyện trở nên tệ hơn."
Sâu bướm ăn thịt đồng loại.
Nghiên cứu mới đã miêu tả các thí nghiệm về hiện tượng trên. Trong các môi trường kiểm soát được thí nghiệm liên tiếp, một số lượng các sâu bướm nhất định (đặc biệt là S.exigua) được tiếp nhận các loại lá cây với các cấp độ methyl jasmonate khác nhau.
Sau một khoảng thời gian nhất định, thí nghiệm nào có lá nào chứa càng nhiều hoá chất, số lượng sâu bướm còn sống càng ít đi. Cho đến khi mức độ hoá chất giảm, tỉ lệ sâu bướm còn lại giảm đi và lá cây bị hư hại tăng lên. Chỉ đơn giản vậy thôi!
"Những con sâu bướm này không chỉ trở thành những kẻ săn mồi ăn thịt, chúng còn có được nhiều thức ăn hơn bằng việc ăn lẫn nhau" Orrock nói.
"Chúng ta khá bàng hoàng khi giám định cách cây bảo vệ bản thân mình mà chúng tôi chưa thấy bao giờ. Từ góc nhìn của các loại cây, những loại côn trùng không ăn thịt cuối cùng ăn lẫn nhau, và đây chính là kết quả nó mong muốn"