Thực hư về thủy quái xơi tái "của quý" khiến người bản địa Amazon không dám tiểu bậy trên sông

Oct |

Người dân xung quanh sông Amazon từ lâu đã lưu truyền huyền thoại về một "hung thần" có khả năng tấn công của quý theo cái cách không thể tin nổi.

Amazon - bao gồm rừng và sông Amazon - là một hệ sinh thái rộng lớn và cực kỳ đa dạng. Cũng bởi vậy, đây cũng là nơi ẩn chứa nhiều sinh vật nguy hiểm và cực kỳ bí ẩn, thậm chí trở thành huyền thoại như trường hợp của trăn Anaconda hoặc cá Piranha.

Trong đó, người dân bản địa Amazon có lan truyền câu chuyện về một sinh vật mang vẻ ngoài bé nhỏ, nhưng lại là cơn ác mộng đối với cánh mày râu. Đó là Candiru - loài cá hung thần có khả năng... ngược dòng nước tiểu xơi "của quý" nếu lỡ đi tiểu trên sông.

Thực hư về thủy quái xơi tái của quý khiến người bản địa Amazon không dám tiểu bậy trên sông - Ảnh 1.

Mô phỏng cách Candiru... ngược dòng xơi tái "của quý"

Vậy thực hư lời đồn là như thế nào? Candiru là loài vật gì, và liệu chúng có khả năng bá đạo kia hay không?

Huyền thoại về Candiru - hung thần ăn "của quý"

Quả thực, sông Amazon có một loài cá tên Candiru! Đây là một loài cá da trơn nước ngọt thuộc họ Trichomycteridae, sống ký sinh trên những loài cá lớn ở sông Amazon.

Candiru có kích thước khá nhỏ, chiều dài cơ thể thường là vài cm, trong đó cá thể lớn nhất chỉ đạt khoảng 40cm. Đầu của chúng dài và nhọn, lại có một số gai khá lớn. Chúng thường xuyên chui vào mang các loài cá khác, sử dụng gai đầu bám chặt vào bên trong và uống máu chúng.

Thực hư về thủy quái xơi tái của quý khiến người bản địa Amazon không dám tiểu bậy trên sông - Ảnh 2.

Nhưng Candiru có thích ăn "của quý" của con người không? Đáp án là , vì đã từng xuất hiện rất nhiều trường hợp con người bị Candiru quấy rầy. Có điều, cách thức tấn công của chúng - theo như các tin đồn - thì khá li kỳ và ghê rợn.

Một ví dụ điển hình là vào năm 1855, bản báo cáo của Francis de Castelnau - một bác sĩ người Pháp đã đề cập đến một thổ dân Amazon bị Candiru chui vào "của quý" bằng cách…bơi ngược dòng nước tiểu khi anh chàng đang "trút bầu tâm sự" xuống sông.

Thực hư về thủy quái xơi tái của quý khiến người bản địa Amazon không dám tiểu bậy trên sông - Ảnh 3.

Hình ảnh chụp cắt lớp "hung thần" bên trong "của quý" của một nạn nhân

Một trường hợp khác là vào năm 1997, xảy ra với chàng trai 23 tuổi người Itacoatiara, Brazil.

Các bác sĩ đã phải mất gần 2 tiếng để giải quyết con Candiru đã hút no máu trong "cậu nhỏ" của anh chàng. Theo lời anh trình bày, con cá đã chui vào khi anh đang xả lũ trên sông.

Thực hư về thủy quái xơi tái của quý khiến người bản địa Amazon không dám tiểu bậy trên sông - Ảnh 4.

Sự thật thì thế nào?

Theo như các nhà khoa học, việc tồn tại một sinh vật có khả năng bơi ngược dòng nước tiểu mà tấn công "chỗ ấy" quả thực là cực khó, nếu không muốn nói là không thể.

Thực hư về thủy quái xơi tái của quý khiến người bản địa Amazon không dám tiểu bậy trên sông - Ảnh 5.

Đầu tiên là về các quy luật vật lý. Ở trường hợp chàng trai Brazil năm 1997 kia, con cá Candiru thu được sau 2 tiếng vật lộn có chiều dài 133,5mm, đường kính đầu là 11,5mm. Kích thước này so với ống tiết niệu của một "cậu nhỏ" là khá lớn, nên việc chui được vào đó sẽ cần đến một lực đẩy đáng kể.

Thế mà chú cá này vừa phải chịu trọng lực từ Trái đất, vừa phải bơi ngược dòng tiểu mà vẫn chui được vào một đường hầm có kích cỡ hẹp hơn đường kính cơ thể. Rõ ràng theo logic, điều này là vô lý.

Thực hư về thủy quái xơi tái của quý khiến người bản địa Amazon không dám tiểu bậy trên sông - Ảnh 6.

Chú cá "thủ phạm" vào năm 1997

Hơn nữa, trước kia các chuyên gia cho rằng chất ure và amoniac có trong nước tiểu sẽ khiến loài cá này bị kích động, khiến chúng tấn công.

Nhưng các thử nghiệm cho thấy chúng chẳng có phản ứng gì cả, tức là chúng xác nhận mục tiêu bằng thị giác. Và nếu như vậy, Candiru không có lý do gì để tấn công các nạn nhân theo cách khó khăn như thế cả.

Candiru có thể chui vào của quý, nhưng theo một cách khác

Khi huyền thoại "ngược dòng nước tiểu" đã bị xóa bỏ, các nhà khoa học bắt đầu đưa ra nhiều giả thuyết hợp lý hơn về hung thần này.

Đầu tiên, loài cá này vốn sống ký sinh, lại dựa vào thị giác nên chúng sẽ phải bơi khắp nơi để tìm mồi, đặc biệt là những vùng nước động. Vậy nên, nếu có ai đó lội xuống sông đúng vào lúc này, khả năng trở thành mồi cho Candiru là hoàn toàn có thể xảy ra.

Hơn nữa, do đặc tính về hình dạng, nên tỉ lệ Candiru chọn "của quý" làm vật chủ ký sinh là rất lớn.

Chúng sẽ ở yên vị trong đó, hút no máu đến mức phình bụng ra, khiến "vật chủ" cảm thấy đau đớn, khó chịu. Vậy nên, người bản địa tại Brazil từ lâu đã phải rất cẩn thận mỗi khi xuống nước, nếu không muốn trải qua chuỗi ngày đau khổ vì Candiru.

Thực hư về thủy quái xơi tái của quý khiến người bản địa Amazon không dám tiểu bậy trên sông - Ảnh 7.

Mỗi khi xuống nước là phải cẩn thận

Nguồn: BBC, National Geographic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại