Thực dân Anh muốn thuê Hồng Kông, Thanh triều quyết không đồng ý 100 năm, nhưng lại chấp nhận cho thuê 99 năm, vì sao?

Khánh An |

99 năm và 100 năm có gì khác nhau mà Thanh triều lại có thái độ khác biệt với 2 con số này như vậy?

Qua những bài học lịch sử, chúng ta đều thấy được sự hủ bại, thối nát vô năng của triều đình nhà Thanh giai đoạn cuối. Nhưng trong giai đoạn lịch sử khiến người dân phẫn nộ ấy, có một nhận vật vô cùng nổi bật. 

Cuộc đời của ông bôn ba chìm nổi, ông cũng là nhân vật gây nhiều tranh cãi cả trong lịch sử Trung Quốc lẫn lịch sử thế giới, là một nhân vật có nhiều công lao những cũng gánh không ít tội, ông chính là trọng thần thời Vãn Thanh – Lý Hồng Chương.

Nguyên do khiến Lý Hồng Chương bị người đời mắng chửi là bởi vì ông có liên quan trực tiếp đến việc thay mặt nhà Thanh ký kết các bản hiệp ước bất bình đẳng cùng các quốc gia phương Tây. 

Song vẫn có người cho rằng Lý Hồng Chương không phải là một kẻ bán nước thật sự, bởi vì ít nhất ông cũng có những cống hiến to lớn cho sự phát triển của xã hội Trung Quốc cận đại, ví dụ như "Phong trào Tây Dương" do ông khởi xướng và lãnh đạo chính là phong trào tự lực tự cường phát triển mạnh mẽ và lan rộng lúc bấy giờ.

Phản đối việc thực dân Anh thuê Hồng Kông 100 năm

Cuộc đời của Lý Hồng Chương có thể dùng bốn chữ"có vinh có nhục" để hình dung.

"Vinh" là để chỉ việc Lý Hồng Chương từ một thư sinh nghèo, dựa vào tài năng của bản thân để thi đỗ công danh, vào triều làm quan nhiều năm, cũng từ đó mà bước lên đỉnh cao đời người.

"Nhục" chính là để chỉ việc Lý Hồng Chương thân là đại thần ngoại giao uyên bác của nhà Thanh, nhưng lại đại diện cho triều đình ký kết các bản hiệp ước bán nước, việc này chính là nỗi đau vĩnh viễn không quên của người Trung Quốc.

Thực dân Anh muốn thuê Hồng Kông, Thanh triều quyết không đồng ý 100 năm, nhưng lại chấp nhận cho thuê 99 năm, vì sao? - Ảnh 2.

Lý Hồng Chương chụp ảnh cùng người Anh.

Từ góc nhìn của những người Trung Quốc hiện đại, họ tất nhiên luôn mong rằng "những di chứng" từ thời phong kiến để lại có thể sớm ngày được khắc phục, được loại trừ tận gốc.

Trong các hiệp ước bất bình đẳng mà Lý Hồng Chương từng ký kết, có một bản hiệp ước "vô cùng chói lọi", đó chính là bản "Hiệp ước Nam Kinh" được ký kết với thực dân Anh năm 1842, đây cũng chính là bản hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên trong lịch sử cận đại Trung Quốc.

Trong bản hiệp ước này có một điều đáng để chú ý, đó chính là vấn đề liên quan đến Hồng Kông.

Bấy giờ, nhờ có bản hiệp ước này mà thực dân Anh thành công chiếm được Hồng Kông. Vài chục năm sau, với đề xuất "Mở rộng biên giới Hồng Kông", thực dân Anh yêu cầu được thuê nơi đây với kỳ hạn 100 năm.

Nhưng dưới sự hòa giải của Lý Hồng Chương và phái đoàn đại biểu Trung Quốc, cuối cùng thực dân Anh buộc phải đồng ý với điều khoản thuê kỳ hạn 99 năm của phía Trung Quốc đưa ra.

Tại sao lại là 99 năm chứ không phải 100 năm?

Dưới con mắt của người bình thường, thì thuê 99 năm nào có khác biệt gì với thuê 100? Sự thực là hành động này của Lý Hồng Chương lại mang ý nghĩa sâu xa hơn nhiều.

Theo thông lệ ngoại giao quốc tế, nếu một khu vực bị một quốc gia khác thông qua các hiệp ước hoặc hợp đồng chiếm đóng 100 năm thì sẽ được coi như là phần lãnh thổ của quốc gia đó.

Làm quan suốt bao nhiêu năm, Lý Hồng Chương không thể không biết điều này, cho nên, khi thực dân Anh đưa ra yêu cầu thuê Hồng Kông 100 năm, Lý Hồng Chương đã ra sức đưa ra các lý do tranh luận, cuối cùng phải chấp nhận cho thực dân Anh chiếm đóng "hợp pháp" Hồng Kông trong thời gian 99 năm.

Thực dân Anh muốn thuê Hồng Kông, Thanh triều quyết không đồng ý 100 năm, nhưng lại chấp nhận cho thuê 99 năm, vì sao? - Ảnh 4.

Nhà Thanh đàm phán với thực dân Anh.

Rõ ràng là hành động này của Lý Hồng Chương là hoàn toàn bất đắc dĩ, bởi vì nếu xét trong bối cảnh lịch sử cùng hiện thực xã hội đương thời, người Trung Quốc hoàn toàn không có khả năng bảo vệ Hồng Kông.

Sau khi trải qua biết bao thất bại về mặt quân sự lẫn chính trị, Lý Hồng Chương cùng triều đình nhà Thanh bấy giờ đều biết việc chấp nhận nhục nhã là điều khó tránh khỏi, nhưng vẫn phải cố gắng hết sức để giảm thiểu tổn thất.

Mặc dù, thực lực quân sự và chính trị hai bên không ngang bằng nhau, nhưng nếu xét về mặt ngoại giao, Lý Hồng Chương không bao giờ chấp nhận nhượng bộ hoàn toàn. Việc ông đưa ra đề nghị "cho thuê 99 năm" chính là con đường cứu vãn mà ông để lại cho con cháu mình sau này.

Là "Trung Đường" của một quốc gia, Lý Hồng Chương hi vọng những điều mà thời đại của ông không thể làm được sẽ để lại cho con cháu sau này đàm phán, dĩ nhiên, việc này cần phải có điều kiện là Trung Quốc khi ấy đã là một quốc gia giàu có hùng cường, vì suy cho cùng, thế cục 100 năm sau nào ai có thể đoán trước được ra sao.

Bản hiệp ước "cho thuê 99 năm" và yêu cầu thuê 100 năm nhưng thực chất là chiếm đóng vô thời hạn mà thực dân Anh đưa ra, bề ngoài tuy không khác nhau, nhưng thực chất, Lý Hồng Chương đã cố gắng kiếm một không gian dù rất hẹp cho các thế hệ mai sau, cho họ thời gian để thoát khỏi hệ lụy của xã hội phong kiến thực dân. Quãng thời gian này không dài không ngắn mà phải vừa tròn 99 năm.

Một khi người Trung Quốc có thể phấn đấu trong vòng một thế kỷ, khiến các cường quốc phương Tây phải nể phục, phải bất ngờ và từ bỏ quyền chiếm đóng Hồng Kông, như thế thì chiêu bài hòa hoãn ngoại giao của Lý Hồng Chương cũng đạt được kết quả.

Nhưng nếu qua thời hạn đó mà vẫn chẳng có thay đổi gì thì cơ hội trôi qua sẽ chẳng bao giờ có lại được nữa.

Thực dân Anh muốn thuê Hồng Kông, Thanh triều quyết không đồng ý 100 năm, nhưng lại chấp nhận cho thuê 99 năm, vì sao? - Ảnh 6.

Trong mắt người dân Trung Quốc, Lý Hồng Chương là người vừa có công vừa có tội.

Lời kết

Và những gì đã và đang diễn ra đã cho thấy, những cố gắng của Lý Hồng Chương khi xưa không hề uổng phí.

Trong vòng một thế kỷ, Trung Quốc đã thu hồi lại Hồng Kông từ tay người Anh, đồng thời giành lại chủ quyền Macao từ tay người Bồ Đào Nha. 

Nếu như không có sự cố gắng ngoại giao của Lý Hồng Chương để giành giật 1 năm vô cùng quan trọng,  thì rất có thể, người Trung Quốc sẽ khó khăn trong việc lấy lại lãnh thổ của họ.

Lý Hồng Chương tên tự là Thiếu Thuyên, người huyện Hợp Thi, tỉnh An Huy, xuất thân từ một gia đình giàu có, đậu tiến sĩ đời Đạo Quang đã từng được bổ nhiệm chức Đạo đài tỉnh Phúc Kiến, Tăng Quốc Phiên nghe tiếng Chương đa tài, vời vào làm mạc khách, sau đó tiến cử về triều.

Trong cuộc đời quan trường của mình ông đã thành lập Hoài quân tham gia cùng với Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường trấn áp phong trào Thái Bình Thiên Quốc.

Vì có công lao to lớn, ông được bổ nhiệm làm tổng đốc Hồ quảng, tổng đốc Trực Lệ kiêm Bắc dương đại thần, Tổng đốc Lưỡng Quảng, Túc nghị nhất đẳng bá.

Tuy nhiên Lý Hồng Chương là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, bởi ông sở hữu nhiều công lao, nhưng cũng gánh trên mình không ít tội.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại