Thuật toán này chứng minh Einstein đã sai lầm về hố đen?

Nguyễn Hằng |

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ đã phát triển một thuật toán mới có thể sớm giúp các nhà thiên văn tạo ra hình ảnh đầu tiên của một hố đen.

Dự án đầy tham vọng này gọi là Event Horizon Telescope - EHT (Kính thiên văn Chân trời sự kiện), sử dụng 6 đài quan sát để phục vụ cho công cuộc nghiên cứu.

Thuật toán này chứng minh Einstein đã sai lầm về hố đen? - Ảnh 1.

Thuật toán mới có thể giúp tìm thấy hình ảnh hố đen tại đường Chân trời sự kiện?

Ban đầu, dự án EHT được cho là rất phức tạp vì theo lý thuyết, những hố đen không phát ra ánh sáng và dường như vô hình. Thực tế thì, các hố đen tồn tại bằng cách nuốt chửng ánh sáng và bất cứ thứ gì gần chúng như bụi, khí, ngôi sao.

Tuy nhiên, mọi hố đen đều có một điểm không trở lại, gọi là "Chân trời sự kiện". Một khi ánh sáng hoặc bất cứ thứ gì khác trong vũ trụ đi qua chân trời sự kiện thì sẽ không thoát ra được.

Đường chân trời sự kiện là hệ quả toán học đơn giản của thuyết tương đối do Einstein tạo ra. Nếu dự án đầy tham vọng này thành công thì quan điểm của Einstein có thể là sai.

Mặc dù có tầm vóc quy mô lớn, nhưng các đài vệ tinh và kính thiên văn vẫn gặp hạn chế về khả năng chụp lại hình ảnh.

Bước sóng dài cho phép EHT vượt qua ranh giới của bụi thiên hà, vượt qua khả năng của các bước sóng nhìn thấy được.

Các nhà nghiên cứu giải thích, đối với ngay cả kính thiên văn lớn nhất thế giới, với đường kính lên tới 304,8 m, hình ảnh của mặt trăng sẽ trông mập mờ hơn so với một chiếc kính thiên văn mà bạn thường quan sát tại sân nhà.

Quan sát thấy hố đen là một thách thức lớn

Thuật toán này chứng minh Einstein đã sai lầm về hố đen? - Ảnh 2.

Phát hiện và chụp lại hình ảnh về hố đen là một quá trình không hề dễ dàng.

Theo Katie Bouman, một người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại MIT cho biết: 'Hố đen ở khoáng cách rất xa và vô cùng nhỏ gọn."

"Để quan sát được hình ảnh rất nhỏ này, thực tế "khó tin" là chúng ta sẽ cần một kính thiên văn có đường kính 10.000 km vì đường kính của Trái Đất là lên tới 13.000 km."

Trong dự án Event Horizon Telescope, các nhà nghiên cứu sử dụng giao thoa để kết hợp các tín hiệu do "hàng loạt" kính thiên văn trên toàn thế giới phát hiện ra và kết nối chúng lại với nhau để truy tìm đáp án cuối cùng về sự tồn tại của hố đen tại đường Chân trời sự kiện.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu tại MIT đang phát triển một thuật toán mới rất có tiềm năng giải mã được bí ẩn hố đen tồn tại ở đường Chân trời sự kiện.

Nguồn: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại