Phần lớn chúng ta đều biết rằng hố đen là một bí ẩn lớn mà cho tới nay khoa học cũng chưa thể khám phá hết về nó. Tuy nhiên, hố đen còn biết đến với khả năng hút mọi thứ xung quanh và “phụt” ra vật chất.
Theo quan sát mới đây cho thấy, có hố đen đang “ăn” một hệ sao đôi bí ẩn nào đó và rồi bắn những “viên đạn khí” ra ngoài với tốc độ bằng ¼ vận tốc ánh sáng. Điều này đã làm cho các nhà khoa học hết sức kinh ngạc.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge đã sử dụng đài thiên văn XMM-Newton của ESA (Cơ quan Không gian Châu Âu) để quan sát hiện tượng đặc biệt này.
Đồng thời tiết lộ rằng, đây là lần đầu tiên khí được đẩy ra ngoài với vận tốc cực mạnh từ hai nguồn bí ẩn của bức xạ tia X. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature.
Khi quan sát vũ trụ ở bước sóng tia X, bầu trời thiên thể bị chi phối bởi hai loại đối tượng thiên văn:
Một là, các hố đen siêu khổng lồ (nằm ở trung tâm của dải ngân hà) đang “ngấu nghiến” những vật chất xung quanh nó và thậm chí là cả những ngôi sao đồng hành (trong hệ sao đôi).
Ngôi sao đồng hành có thể rất tối, vì vậy thực tế là không thể tìm ra hay bị che khuất bởi ánh sáng của ngôi sao thứ nhất kia, hay nó có thể là một vật thể không phát ra ánh sáng.
Thậm chí không phát ra bất kỳ một bức xạ điện từ nào, giống một ngôi sao neutron.
Trong một số trường hợp, ta có thể đưa ra một giả thiết rằng trên thực tế ngôi sao đồng hành kia là một hố đen—một vật thể có sức hút hấp dẫn mạnh đến nỗi ánh sáng cũng không thể thoát khỏi nó.
Trong cả hai trường hợp, khí thoát ra ngoài tạo thành một xoáy vòng tròn, xoáy quanh hai đối tượng bí ẩn.
Sự va chạm với tốc độ lớn làm khí nóng lên và phát ra thứ ánh sáng rực rỡ, đỉnh điểm là bức xạ của tia X quang, chúng được ví như một màn “ trình diễn ánh sáng” trên vũ trụ bao la. Nó sáng hơn tia X-quang thông thường từ 10 đến 100 lần.
Ciro Pinto (thuộc Viện Thiên văn học của trường đại học Cambridge) và các đồng nghiệp của ông đã thu thập được nhiều thông tin giá trị, qua đó xác định được các tính năng trong quang phổ của tia X.
Ông quả quyết:“đây là lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến khí được đẩy ra từ sự bức xạ tia X với vận tốc bằng ¼ vận tốc ánh sáng”
Trong khi khí nóng được kéo vào bên trong đối tượng bí ẩn bởi lực hấp dẫn, ma sát tạo ra ánh sáng và áp lực bởi bức xạ nhanh chóng “đẩy” chúng ra ngoài. Đây được xem như một định luật cân bằng.
Giới hạn tự nhiên của độ tượng trưng của ngôi sao, hay bức xạ phát ra bởi sự bồi tụ lên một vật thể nhỏ được gọi là Giới hạn Eddington (tên một nhà thiên văn học người Anh).
Tuy nhiên, phát minh trên của Eddington chỉ áp dụng được trong một trường hợp lý tưởng.
Ngay sau đó, Pinto và các cộng tác viên của ông đã chỉ ra rằng: độ tượng trưng của ngôi sao, hay bức xạ phát ra bởi sự bồi tụ lên một vật thể có thể vượt qua giới hạn Eddington.
“Bằng cách quan sát sự bức xạ của tia X khi chúng vượt quá giới hạn Eddington, người ta có thể nghiên cứu một cách tỉ mỉ về quá trình bồi tụ lên vật thể” theo ông Norbert.
Dựa vào độ sáng của tia X-quang, các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng những cơn gió cực mạnh được thổi từ những ngôi sao neutron hoặc các hố đen mà khối lượng của chúng có thể gấp vài cho đến vài chục lần so với Mặt Trời.
Hiện tại, nhóm nghien cứu vẫn sử dụng đài quan sát thiên văn XMM-Newton để rà soát và tìm kiếm thêm thông tin nhằm giải mã một số bí ẩn chưa được giải quyết.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu đặt ra mục tiêu nhằm nỗ lực khám phá thêm một số đặc điểm khác như: sóng quang và vô tuyến.
Và chúng ta hãy cùng đón chờ những khám phá thú vị của các nhà khoa học trong tương lai!