Thomas Edison tuyển dụng nhân tài theo cách lạ: Quan sát ứng viên khi ăn súp, thấu hiểu con người

Lưu Ly |

Bất kể ứng viên trước mặt là ai, Thomas Edison đều yêu cầu họ ăn một bát canh ngay trước mặt mình để quan sát.

Nhà phát minh Thomas Edison có một luật bất thành văn khi tuyển dụng. Bất kể ứng viên trước mặt là ai, ông đều yêu cầu họ ăn một bát canh ngay trước mặt mình để quan sát. Và ông dựa trên một chi tiết để đưa ra kết luận về người đối diện – thời điểm người kia cho thêm muối. Đó là trước hay sau khi nếm canh. Và Edison sẽ sẵn sàng thuê bất cứ ai thêm muối một cách máy móc trước khi nếm thử bát súp đó.

Người xưa vẫn thường răn dạy: "Hãy quan sát người khác, họ thể hiện còn nhiều hơn những gì họ nhận thấy".

Tất cả chúng ta đều quan sát người khác, nhưng chỉ có số ít biết quan sát những gì quan trọng. Như Thomas Edison, ông đã tập trung vào một quan sát nhỏ cho phù hợp với công việc của mình.

Chính những quan sát nhỏ như vậy nói lên bản chất bên trong một đối tượng, như ở đây chính là các ứng viên. Và sau đây là 5 quan sát khác mà các nhà tuyển dụng có thể áp dụng khi “chiêu binh mãi mã”

1. Kỹ năng xã hội

Rất dễ để quan sát cách mọi người đối xử với người khác. Nhiều người có thể là thiên tài, nhưng cách đối nhân xử thế lại không xứng tầm. Ở nhiều doanh nghiệp, những ứng viên được đánh giá cao nhất là những người biết cư xử lịch sự, nghiêm túc với lễ tân văn phòng và người phục vụ trong buổi phỏng vấn ăn trưa.

Thomas Edison tuyển dụng nhân tài theo cách lạ: Quan sát ứng viên khi ăn súp, thấu hiểu con người - Ảnh 1.

Hay như cựu trưởng nhóm tuyển dụng NASCAR Chad Knaus. Ông thường dẫn các ứng viên đến tận bãi đỗ xe để chào tạm biệt. Vốn dĩ ông không cần quan tâm đến loại phương tiện mà ứng viên sử dụng. Ông chỉ muốn xem họ giữ gìn chiếc xe đó như thế nào.

2. Kỹ năng toán học

Một câu hỏi phỏng vấn đơn giản vẫn thường được áp dụng. Người ta yêu cầu ứng viên cộng hai số bất kỳ, chẳng hạn như 1420 và 1273. Không cần quan tâm đến câu trả lời, người tuyển dụng nên quan sát cách ứng viên tiếp cận câu hỏi.

Thomas Edison tuyển dụng nhân tài theo cách lạ: Quan sát ứng viên khi ăn súp, thấu hiểu con người - Ảnh 2.

Nếu ứng viên nói rằng đáp án nằm trong khoảng 2600 hoặc 2700 - điều đó thể hiện rằng họ không quá cầu kỳ đến tiểu tiết. Họ là những nhà chiến lược bẩm sinh. Và xứng đáng với những công việc hàng đầu. 

Nếu ứng viên dùng bút lần lượt cộng các số từ phải sang trái và viết ra con số chính xác 2693, nghĩa là họ đã hoàn thành công việc một cách có phương pháp. Đây là những nhân viên nghiêm túc. 

Nếu ứng viên nói về những con số chung chung trước, sau đó dùng bút và giấy tính toán, họ là những người đáng chú ý. Họ nằm ở nhóm giữa top trên và top dưới, là cầu nối giữa những chiến lược và những hành động cụ thể.

Qua những đánh giá như vậy, người tuyển dụng có thể kết luận về ứng viên mà mình muốn đưa vào đội ngũ. Quan sát chính là nhìn thấu người khác mà không cần phải nhìn chằm chằm vào họ.

3. Cái bắt tay ban đầu 

Nhiều người tin rằng một cái bắt tay chắc chắn là một cơ sở tạo nên ấn tượng ban đầu mạnh mẽ. Và nhiều nhà tuyển dụng cũng không nên đánh giá cao những ứng viên bắt tay yếu.

Cái bắt tay chính là sự phản ánh rõ ràng về phẩm chất của một con người. Người ta có thể thấy sự hào sảng, mạnh mẽ, quyết đoán ngay khi trao cho nhau cái bắt tay gặp mặt.

Thomas Edison tuyển dụng nhân tài theo cách lạ: Quan sát ứng viên khi ăn súp, thấu hiểu con người - Ảnh 3.

Bản chất của các mối quan hệ là làm cho người khác thoải mái và ít quan tâm hơn đến chính bản thân mình, bắt đầu với một cái gì đó đơn giản - như một cái bắt tay chẳng hạn.

4. Mức độ uy tín

Cuốn sách nổi tiếng Đừng bao giờ đi ăn một mình của tác giả Keith Ferrazzi nói lên một quy tắc đơn giản – hãy tìm ai đó để cùng chia sẻ bữa ăn trưa hàng ngày. Mỗi thời điểm nên dành cho một mối quan hệ.

Thomas Edison tuyển dụng nhân tài theo cách lạ: Quan sát ứng viên khi ăn súp, thấu hiểu con người - Ảnh 4.

Khi nói đến xây dựng mối quan hệ, hầu hết chúng ta đều có những nhóm quan hệ giống nhau:

- Những người mà ta thấy thoải mái

- Những người quen mà ta thỉnh thoảng gặp

- Những người đã lỡ hẹn với ta hơn 2 lần

- Những người mà ta chưa bao giờ gặp.

Thực tế, ta ít quan tâm đến hai nhóm dưới cùng. Nhưng phần lớn những ứng viên tiềm năng đến từ hai nhóm này. 

Các nhà tuyển dụng cũng là con người, và thường có xu hướng ưu ái những người thân quen thuộc các nhóm phía trên, kể cả khi người kia có tỏ ra thiếu tin cậy, thiếu uy tín, chẳng hạn như lỡ hẹn tới hơn hai lần. Nhưng đôi khi có những mối quan hệ dần trở thành ngụy biện. Đó là lúc nhà tuyển dụng phải thay đổi.

5. Những lời phàn nàn

Ta thường có thể cảm thấy áp lực khi phải lắng nghe những người phàn nàn, phải tỏ ra lịch sự nếu không muốn bị coi là thô lỗ, nhưng hãy nhớ rằng biết lắng nghe thông cảm là tốt, đừng trở thành nơi người khác trút mọi gánh nặng. Ranh giới đó rất mong manh.

Người tuyển dụng cần phải biết quan sát những ứng viên có xu hướng nói chuyện phiếm và những người hay phàn nàn. Họ nên biết rằng nếu ứng viên sẵn sàng kêu ca về người khác với họ, thì cũng sẵn sàng kêu ca về họ cho người khác nghe. Liệu có đáng tin những người như vậy?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại