Người đàn ông, chưa xác định tên, thực hiện hành trình du ngoạn 200km bằng thuyền kayak. Anh bị cá sấu tấn công ở vị trí cách đảo Townshend, bang Queensland, 3km.
Kể lại với lực lượng cứu hộ, anh này nói rằng chưa bao giờ chèo nhanh như thế trong cuộc đời khi cá sấu táp mạnh vào thuyền của anh, để lại dấu răng. Anh đã dùng hết sức bình sinh lấy mái chèo nỗ lực chống lại cá sấu.
Sau khi thoát khỏi con vật hung hãn, và do thời tiết xấu, người này tấp thuyền vào hòn đảo và trú ẩn suốt 4 ngày. Anh quyết định phát đèn hiệu cá nhân cầu cứu vào ngày 6-8 vì thủy triều xuống thấp, không thể rời đi.
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm người cầu cứu. Ảnh: Daily Mail
Dừng trực thăng ứng cứu nạn nhân khỏi đảo. Ảnh: Daily Mail
Trực thăng cứu hộ được cử đến sau khi vị trí đèn hiệu được xác định.
Người phát ngôn của Cơ quan an toàn hàng hải Úc nói rằng người đàn ông trên rất may mắn khi sống sót sau vụ tấn công của cá sấu.
“Anh ta chỉ mang theo đèn hiệu trước chuyến đi. Tôi nghĩ rằng anh ta phải cảm ơn ngôi sao may mắn của mình nhiều bởi đó là nơi không ai muốn bị mắc kẹt quá lâu” – đại diện trên nói.
Trong khi đó, sự hiện diện của những con cá sấu ở vịnh Kupang - Indonesia đang khiến chính quyền địa phương. Họ vừa nảy ra sáng kiến tổ chức cuộc thi bắt sống cá sấu này với mức thưởng 370 USD/con.
“Cuộc thi bắt cá sấu là hoạt động nhằm đảm bảo an ninh bãi biển ở vịnh Kupang. Những bãi biển tại đây hiện đang là điểm vui chơi, giải trí” – ông Jelamu Ardu Marisu, một quan chức địa phương, cho biết.
Chính quyền vịnh Kupang - Indonesia dự định mở cuộc thi bắt cá sấu. Ảnh: Daily Mail
Ông nói thêm rằng chính quyền thấy không thoải mái với sự xuất hiện của những con cá sấu ở các khu vui chơi. Chúng sẽ làm du khách hoảng sợ và e ngại đến đây du lịch.
“Chúng tôi tổ chức thi bắt cá sấu, huy động cộng đồng để khống chế cá sấu hoang dã” – ông Marius chia sẻ.
Theo ông, những người bắt được cá sấu sống sẽ nhận tiền thưởng, không thể trông chờ vào mỗi Trung tâm bảo tồn tài nguyên (BKSDA) vì số lượng nhân viên hạn chế của tổ chức này.
Cuộc thi sẽ thông tin thể lệ cũng như nhận đăng ký tham gia trong tương lai gần. Tất cả người dân đều có thể dự thi trừ nhân viên BKSDA. Cá sấu hoang dã cũng là động vật quý hiếm cần bảo vệ nên phải bắt sống chúng.
“Chúng tôi muốn bãi biển Lasiana và vùng xung quanh không còn cá sấu để mọi người yên tâm vui chơi, giải trí” – Marius cho biết thêm.
Trong tuần qua, nhiều cá sấu xuất hiện quanh vịnh Kupang khiến người dân và du khách hoảng sợ.
M.Khuê (Theo Daily Mail, Jakarta Post)