Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông

Nguyễn Thuận |

Trong những năm tới, trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn vấn đề chính trị và tôn giáo nữa, quân đội cũng sẽ mất nhiều đặc quyền đã khiến quân nhân trở thành một tầng lớp đẳng cấp. Toàn bộ cơ cấu tổ chức quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp tuân thủ mệnh lệnh của Tổng thống.

Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ lớn thứ 2 trong khối NATO và chỉ kém quân đội Mỹ. Mặc dù có một số vấn đề nghiêm trọng, trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của Global Firepower, quân đội Ankara tăng từ bậc từ thứ 10 lên đến thứ 8 trên thế giới.

Có nhiều thông tin khác nhau về quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng từ 350.000 đến 600.000 người. Lực lượng dự bị động viên hạng 1 khoảng 360.000 người.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ theo truyền thống được coi là lực lượng bảo vệ thể chế phi tôn giáo hiện hành, thành trì vững chắc bảo vệ hệ tư tưởng định hướng phương Tây. Cuộc đảo chính bất thành tháng 7/2016, cơ cấu tổ chức sĩ quan đang bị thanh lọc và quyền lực quân đội suy giảm rõ rệt trong hệ thống tổ chức nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Giai đoạn hiện nay, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang tiến hành cải cách các lực lượng vũ trang, thay đổi và làm trong sạch hàng ngũ sĩ quan. 

Tuy nhiên trong tư tưởng hình thành một đế chế Hồi giáo cũng như những hoạt động ủng hộ các tổ chức cực đoan thánh chiến trong thời gian qua, các chuyên gia quân sự thế giới cho rằng, trong hàng ngũ quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có nhiều phần tử cực đoan thâm nhập.

Nhưng chiến dịch cải tổ của tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng tinh thần, tính chuyên nghiệp và khả năng sẵn sàng chiến đấu, từ đó nâng cao năng lực tác chiến của quân đội. 

Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ tham dự gần như trực tiếp vào chiến trường Syria, đã có một số trận chiến và chiến thắng. 

Mặc dù theo đánh giá của nhiều chuyên gia, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không có chiến thắng nào đáng kể và việc đánh chiếm thành phố Al-Bab trên thực tế là một động thái đấu tranh chính trị và thỏa hiệp với IS. 

Động thái này nhằm mục đích tấn công người Kurd và ủng hộ lực lượng Hồi giáo cực đoan đối phó với chính quyền ông Assad theo một dòng từ tưởng tôn giáo khác.

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng hiện đại và mạnh nhất trong quân đội. Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 400 máy bay chiến đấu, lực lượng vận tải có con số tương tự và khoảng hơn 200 máy bay huấn luyện chiến đấu.

Máy bay chiến đấu chủ lực của Thổ Nhĩ Kỳ là F-16D và F-16C. Các máy bay này được lắp ráp, bảo dưỡng và sửa chữa ở Thô Nhĩ Kỳ, nhưng các máy bay vận tải và huấn luyện đều có nguồn gốc nước ngoài.

Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 16 tàu khu trục hạng nhẹ, 9 tàu hộ vệ tên lửa, 12 tàu ngầm, 11 tàu quét mìn và 34 tàu tuần tra. Hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng lớn nhất hoạt động trên Biển Đen.

Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ được cơ giới hóa hầu như toàn bố, có khoảng 2.400 xe tăng, 7.500 các loại xe thiết giáp khác nhau, khoảng 1.000 tổ hợp pháo tự hành, 700 pháo xe kéo và 800 tổ hợp pháo phản lực. Trong điều kiện chiến tranh hiện đại, đây là lực lượng bộ binh rất mạnh trên chiến trường thế giới Ả rập, vùng tác chiến chủ chốt của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, nhưng một phần rất lớn phụ thuộc vào các nhà sản xuất phương Tây. 

NATO không hào hứng chia sẻ với Ankara khoa học công nghệ, không cung cấp máy móc trang bị hiện đại nhất cho công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. Sự phụ thuộc vào phương Tây là cái gai đối với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và ông Erdogan muốn chấm dứt tình trạng này.

Tháng 7/2017, Erdogan tuyên bố đã đạt được thỏa thuận cung cấp các hệ thống tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng tổng thống Erdogan yêu cầu, một số bộ phận phải được sản xuất trong các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ.

Mối quan hệ hợp tác thương mại quân sự với Moscow và kế hoạch cải cách quân đội của tổng thống Erdogan không làm vừa lòng một số thành viên NATO và xuất hiện nhiều cuộc thảo luận về vị thế của Ankara trong NATO. 

Nhiều chuyên gia bình luận quân sự cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng chơi theo nguyên tắc của mình, nhưng sẽ không tự động rút khỏi NATO. 

Nguyên nhân chủ yếu là Ankara không muốn trở thành mục tiêu tiếp theo của phương Tây, nhưng cũng không muốn NATO can thiệp vào định hướng chiến lược của mình, trở thành một quyền lực có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Đông.

Hiện nay, trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ có hàng trăm căn cứ quân sự của NATO, hạ tầng quân sự của khối liên kết chặt chẽ với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược ở Trung Đông. 

Thổ Nhĩ Kỳ cũng sử dụng hạ tầng quân sự này để phát triển ảnh hưởng ở vùng Vịnh. Nhưng sau cuộc đảo chính quân sự bất thành, ông Erdogan đang bí mật tạo dựng khoảng cách giữa NATO và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào tiến trình cuộc chiến Syria. Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm chống lại một nhà nước độc lập người Kurd, được phương Tây ủng hộ do lo ngại nguy cơ ly khai và nội chiến. 

Ankara muốn có một lực lượng chính trị ở Syria nhằm ngăn chặn và có thể độc lập tấn công người Kurd nên nỗ lực ủng hộ lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến ở Syria.

Những lợi ích từ các tổ chức cực đoan thánh chiến đã suy sụp, Ankara hy vọng sẽ kéo dài cuộc chiến tranh ở Syria, ngăn chặn một sức mạnh quân sự, sẽ phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh và đe dọa chính lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 1.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 2.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 3.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 4.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 5.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 6.

Máy bay vận tải hạng nặng A-400 của Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 7.

Máy bay F-16, phương tiện tiến công chủ lực của Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 8.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 9.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 10.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 11.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 12.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 13.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 14.

Thổ Nhĩ Kỳ - Thế lực uy hiếp trên chiến trường Syria và Trung Đông - Ảnh 15.

Chùm ảnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - Reuters

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại