Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, việc sử dụng quân đội Mỹ để ngăn chặn sự tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các chiến binh người Kurd, đồng minh của Mỹ, không bao giờ là một sự lựa chọn.
Ngày 13/10, ông Trump yêu cầu Nhà Trắng bắt đầu một cuộc rút toàn bộ lính Mỹ có chủ ý ra khỏi miền bắc Syria. Sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết hôm 12/10 rằng, ông Trump đã phê chuẩn các lệnh trừng phạt mới rất mạnh nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền của ông Trump đã sẵn sàng bắt đầu thực hiện sự đe dọa của ông Trump đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 13/10, ông Trump cho biết, ông đang lắng nghe Quốc hội, nơi các nghị sỹ đảng Cộng hòa và Dân chủ đang thúc ép có các hành động trừng phạt.
Trên Twitters của mình, ông Trump cho biết thêm: “ Bộ Tài chính đã sẵn sàng và các biện pháp pháp lý bổ sung có thể sẽ được tìm kiếm. Có một sự nhượng bộ lớn về vấn đề này. Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu không nên thực hiện điều đó”.
Hiện ông Trump đang phải đấu tranh với những chỉ trích nặng nề, trong đó có một số nghị sỹ đảng Cộng hòa của ông rằng, ông đã bật đèn xanh cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tấn công vào người Kurd khi ông quyết định rút một số lính Mỹ ra khỏi khu vực biên giới.
Quyết định của ông Trump xuất phát từ mục đích Mỹ muốn kết thúc cuộc chiến không có hồi kết. Tuy nhiên, điều này đã khiến các nghị sỹ lưỡng đảng lo ngại rằng, nó có thể mở cửa cho sự hồi sinh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng ( IS).
Trong khi các lệnh trừng phạt được cho là biện pháp mạnh nhất, Mỹ và các đồng minh châu Âu có thể cân nhắc về lênh cấm bán vũ khi và sự đe dọa truy tố tội phạm chiến tranh.
Trừng phạt các sỹ quan tham chiến vào chiến dịch tấn công Syria
Hiện không rõ các biện pháp trừng phạt như dự thảo mà Bộ trưởng Tài chính Mnuchin đưa ra hồi tuần trước như thế nào, o và liệu nó có nặng nề như các nhà lập pháp Mỹ đề xuất hay không. Ông Mnuchin cho biết đã sẵn sàng kích hoạt bất kỳ lúc nào.
Đại diện của Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ cho biết, dự thảo này sẽ trừng phạt các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào chiến dịch ở Syria và các ngân hàng có liên quan tới các đơn vị quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho tới khi nước này chấm dứt chiến dịch quân sự tại Syria.
Ngoài ra, Mỹ sẽ chấm dứt các loại vũ khí cho các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Chính quyền Mỹ cũng được yêu cầu phải áp đặt các biện pháp trừng phạt đang tồn tại đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Đáp lại tuyên bố về việc sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết, nước này sẽ trả đũa trước bất kỳ biện pháp nào nhằm cản trở các nỗ lực của họ chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Các chuyên gia nghi ngờ về bất kỳ biện pháp trừng phạt nào của Mỹ có thể làm ông Erdogan thay đổi ý định. Bởi lẽ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan luôn tin rằng, các chiến binh người Kurd ở Syria, là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ.