Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo hôm 12/6.
Ông Habeck phát biểu tại Ostdeutsches Wirtschaftsforum (OWF), một hội nghị kinh tế ở Bad Saarow: "Không có kịch bản chắc chắn nào về việc mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào. Các nhà hoạch định chính sách ở Berlin cần tránh "lặp lại sai lầm tương tự" khi cho rằng tình trạng thiếu khí đốt sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế", theo trích dẫn của Bloomberg.
Bất chấp việc Kiev cáo buộc Moscow gây hấn, Nga vẫn tiếp tục tuân thủ hợp đồng vận chuyển khí đốt và trả phí quá cảnh cho Ukraine. Tuy nhiên, với hoàn cảnh hiện tại, rất khó có khả năng thỏa thuận sẽ được gia hạn sau khi hết hạn vào cuối năm 2024.
Người biểu tình ở Berlin phản đối kế hoạch của Chính phủ Đức xây dựng một kho cảng LNG ngoài khơi đảo Ruegen, ngày 8/5. (Ảnh: Getty Images)
Trong khi Berlin tuyên bố đã từ bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga kể từ tháng 1, các quốc gia EU khác vẫn dựa vào Moscow để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước mình. Theo giải thích của Bộ trưởng Habeck, nếu Áo, Slovakia, Italy và Hungary bị cắt điện, các quy tắc chia sẻ khí đốt của EU sẽ yêu cầu Đức hỗ trợ họ, điều này sẽ dẫn tới "vấn đề" cho các lĩnh vực sử dụng khí đốt của ngành công nghiệp Đức.
Bộ trưởng Habeck lập luận rằng việc xây dựng các nhà ga trung chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới trên bờ biển Baltic là "điều cần thiết", qua đó cho phép Berlin nhập khẩu khí đốt từ Mỹ và Trung Đông. Tuy nhiên, cư dân địa phương và các nhóm môi trường đã tìm cách ngăn chặn việc xây dựng này .