Thiết bị thông thường chỉ dùng 3 tiếng/ngày, nhưng lại tốn điện gấp 5 lần so với tủ lạnh bật cả ngày, nó là gì?

Thiên An |

Là thiết bị nhà bếp quen thuộc và được ước tính chỉ hoạt động 2-3 giờ/ngày, song đây lại là một trong những thứ tốn điện nhất trong nhà bạn.

Hiện nay, sự phục vụ của loạt thiết bị điện trong mọi gia đình là không thể thiếu. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều thiết bị điện sẽ khiến người dùng lo ngại về hóa đơn tiền điện cuối tháng. 

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đưa ra thống kê về mức độ sử dụng điện của loạt thiết bị trong gia đình. Kết quả cho thấy, không phải quạt, điều hòa hay chiếc tủ lạnh được cắm điện 24/24, thiết bị tiêu tốn gần như nhiều điện nhất trong nhà khi chỉ bật trong một thời gian ngắn lại chính là bếp điện. Xếp sau bếp điện lần lượt là bình nóng lạnh 20 lít khi được bật cả ngày, tủ lạnh rồi mới tới máy tính để bàn hay tivi, nồi cơm điện… Cũng theo thống kê này, bình nóng lạnh khi được bật cả ngày cũng có thể tiêu tốn tới 340 kWh điện.

Thống kê của EVN dựa trên công suất hoạt động trung bình kèm thời gian sử dụng trong ngày. Theo đó, một chiếc bếp điện đôi có 2 vùng nấu, công suất của mỗi vùng là 2000W thì tổng công suất của bếp là 4000W.

Mỗi ngày gia đình thường sử dụng bếp để nấu 3 bữa chính, đôi khi chỉ 2 bữa, với tổng thời gian trung bình là 45 - 60 phút/lần và dùng đồng thời cả 2 vùng nấu ở mức cao nhất.Vậy mỗi tháng sẽ tiêu thụ khoảng 190 kWh. Trong khi đó, một chiếc tủ lạnh lớn hai cánh hoạt động 24/24 chỉ tốn 75 kWh/tháng. Suy ra, bếp điện chỉ được sử dụng trung bình khoảng 3h/ngày nhưng lại tốn điện gấp 4, đôi khi là 5 lần một chiếc tủ lạnh cỡ lớn. 

Thiết bị thông thường chỉ dùng 3 tiếng/ngày, nhưng lại tốn điện gấp 5 lần so với tủ lạnh bật cả ngày, nó là gì? - Ảnh 1.

Ảnh EVN

Cách sử dụng bếp điện an toàn, tiết kiệm

Hiện nay, bếp điện được ưa chuộng sử dụng trong nhiều gia đình, thay thế cho bếp gas bởi tính thẩm mỹ, an toàn cũng như hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên việc sử dụng bếp đúng cách thì không phải ai cũng biết thực hiện đúng. Dưới đây là một số cách giúp việc dùng bếp điện trong gia đình được an toàn và tiết kiệm hơn. 

Không bật bếp quá lâu và liên tục

Nhiệt độ làm nóng trên bếp điện cao hơn nhiều so với bếp gas, công suất điện cũng lớn, vì vậy nếu dùng bếp điện liên tục ở nhiệt độ cao rất dễ gây quá tải điện, gây nứt mặt bếp cũng như hỏng hóc các dụng cụ nấu nướng. Để đảm bảo an toàn, kéo dài tuổi thọ cho bếp điện, người dùng không nên sử dụng bếp liên tục trong thời gian dài. Thay vào đó hãy cho bếp có khoảng nghỉ.

Thiết bị thông thường chỉ dùng 3 tiếng/ngày, nhưng lại tốn điện gấp 5 lần so với tủ lạnh bật cả ngày, nó là gì? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Không che kín quạt gió lưu thông khí của bếp

Nhiều người thường tận dụng tối đa khoảng trống trên hoặc bên cạnh bếp điện để sắp xếp đồ đạc, do bếp điện có thiết kế tương đối gọn gàng. Điều này vô tình che mất quạt tản nhiệt của bếp, cản trở luồng khí lưu thông, dẫn đến tình trạng quá nhiệt. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể khiến các hơi ẩm mốc trong quá trình đun nấu dọng lại bên trong bếp, từ đó dẫn đến chập mạch điện, hỏng hóc, giảm tuổi thọ của bếp. 

Vậy người dùng nên đảm bảo xung quanh bếp điện luôn được thông thoáng. Không nên đặt bếp điện đơn thường được dùng ăn lẩu lên giấy báo, khăn, hoặc bề mặt không bằng phẳng. Có như vậy, bếp mới hoạt động được tốt nhất. 

Lựa chọn bếp có công suất tương thích với điện áp gia đình 

Công suất tiêu thụ điện của các loại bếp từ, bếp điện thường ở mức 1800 – 2200W. Vì vậy người dùng đảm bảo điện áp gia đình mình phù hợp và đủ để chịu tải được công suất này. 

Nếu đường dây điện trong gia đình quá nhỏ, chỉ chịu được áp lực điện ở mức vừa phải, người dùng lại cùng cắm chung nhiều thiết bị như bếp từ, nồi cơm điện, tủ lạnh, lò vi sóng,… vào cùng một bảng điện thì rất dễ gây ra chập cháy đường dây điện. Đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ cháy nổ bếp điện mà nhiều người chủ quan không để ý.

Thiết bị thông thường chỉ dùng 3 tiếng/ngày, nhưng lại tốn điện gấp 5 lần so với tủ lạnh bật cả ngày, nó là gì? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đặt bếp điện xa các thiết bị điện tử khác

Nguyên lý hoạt động của bếp điện là dùng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Các bức xạ sóng này có cường độ rất thấp, nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng có thể gây nhiễu một số thiết bị điện tử ở gần. Vì thế, bạn không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện từ như tivi, laptop, đầu đĩa,…

Thường xuyên vệ sinh bếp

Nhiều gia đình thường bỏ quên công việc vệ sinh bếp điện, từ đó khiến bếp hoạt động kém hiệu quả đồng thời ảnh hưởng tới thẩm mỹ căn bếp. Phần dầu mỡ hay thức ăn thừa bám lại trên mặt bếp thậm chí còn có thể khiến bếp bị rạn nứt khi hoạt động ở nhiệt độ cao. 

Chính vì vậy, người dùng nên lau chùi bếp bằng các dung dịch làm sạch sau khi sử dụng xong. Nên để khoảng 15 phút cho bếp nguội bớt rồi bắt đầu dùng khăn mềm lau. 

Thiết bị thông thường chỉ dùng 3 tiếng/ngày, nhưng lại tốn điện gấp 5 lần so với tủ lạnh bật cả ngày, nó là gì? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Không rút điện ngay khi vừa nấu xong

Rất nhiều người lầm tưởng hành động rút điện ngay sau khi dùng bếp sẽ giúp tiết kiệm điện hơn. Tuy nhiên điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp điện. Do quá trình làm mát của bếp bị chậm lại do quạt tản nhiệt không hoạt động nữa, bếp mất nhiều thời gian hơn để làm nguội. Tốt nhất là bạn nên đợi quạt tản nhiệt dừng hẳn rồi mới rút nguồn điện để đảm bảo bếp được làm mát tốt nhất.

Chỉ nên dùng một ngón tay để nhấn nút điều khiển

Bếp điện được thiết kế các nút cảm ứng điện tử thay vì nút cơ học, điều này giúp tăng tính thẩm mĩ cho bếp cũng như toàn bộ không gian. Các chuyên gia khuyên rằng, khi sử dụng bếp điện, tốt hơn hết người dùng chỉ nên dùng 1 ngón tay với lực vừa phải để bấm thay vì dùng 2 hay nhiều ngón tay. 

Việc sử dụng quá nhiều ngón tay để bấm bếp tiềm ẩn nguy cơ chính những ngón tay đó sẽ vô tình chạm phải nhiều nút cảm ứng một lúc, dễ khiến bếp bị lỗi. Ngoài ra hãy luôn đảm bảo ngón tay khô, sạch, và bấm lần lượt từng chế độ.

Thiết bị thông thường chỉ dùng 3 tiếng/ngày, nhưng lại tốn điện gấp 5 lần so với tủ lạnh bật cả ngày, nó là gì? - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Điều chỉnh nhiệt độ tăng dần

Người dùng nên điều chỉnh nhiệt độ theo số tăng dần từ thấp đến cao, cách nhau khoảng 2 phút một lần khi nấu nướng. Như vậy giúp nhiệt lan tỏa từ từ, tiết kiệm năng.

Giảm nhiệt độ về mức thấp nhất khi thay nồi nấu

Người dùng không nên tắt bếp rồi khởi động lại trong quá trình đổi nồi nấu, vì như vậy sẽ khiến tiêu tốn điện năng hơn. Cách tốt nhất là bạn giảm nhiệt độ về mức thấp nhất rồi đặt nồi mới lên nấu để bếp không phải khởi động lại.

Tắt bếp sớm hơn vài phút

Nếu nấu các món hầm hoặc xào, người dùng có thể tắt bếp sớm hơn vài phút khi thức ăn sắp xong, vì lượng hơi nóng còn lại từ bếp đủ để làm thức ăn chín hoàn toàn. Việc làm này cũng sẽ giúp tiết kiệm được một lượng nhỏ điện năng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại