Không chỉ vậy, trọng lực của hành tinh xanh có khả năng sẽ khiến quỹ đạo của nó bị thay đổi đáng kể, đến mức biến nó thành một Mặt trăng tạm thời của Trái đất!
Tuy nhiên, có một sự thật mà ai cũng bất ngờ: vật thể này gần như chắc chắn không phải là một thiên thạch. Thay vào đó, các nhà thiên văn học cho rằng nó thực ra là một động cơ đẩy phụ của tên lửa từ sứ mệnh Mặt trăng năm 1966.
Vật thể này, được gọi là 2020 SO, được phát hiện vào tháng 9/2020 bởi kính thiên văn Pan-STARRS, một kính chuyên dùng để ra soát bầu trời, tìm kiếm các vật thể gần Trái đất. Không lâu sau khi phát hiện ra vật thể, các nhà thiên văn học chợt nhận thấy quỹ đạo của nó có vẻ không bình thường: một cách chính xác thì quỹ đạo này khá quen thuộc. Kích cỡ, hình thù, và cấu trúc hình học của nó gần đến đáng ngờ với quỹ đạo của Trái đất.
Đó là một điều kỳ quặc đối với một thiên thạch, nhưng không hề lạ nếu bạn từng thấy quỹ đạo của một động cơ đẩy phụ của tên lửa hay vệ tinh không gian. Do đó, các nhà thiên văn học đã dò ngược quỹ đạo của nó và phát hiện một điều thú vị: vào tháng 9/1966, nó từng ở rất gần Trái đất! Nếu nó là một thiên thạch, nó hẳn đã bay ngang qua chúng ta từ lúc đó rồi, nhưng nếu nó thực sự là sản phẩm từ một sứ mệnh không gian, thì 9/1966 hẳn phải là ngày phóng.
Và đúng như dự đoán, có một chiếc tàu vũ trụ đã được phóng vào ngày đó, tên của nó là Surveyor 2, một sứ mệnh được thiết kế để đưa tàu thăm dò lên Mặt trăng.
Trên thực tế, mọi thứ thú vị hơn thế. Surveyor 2 được phóng vào ngày 20/9/1966 bằng tên lửa Atlas-Centaur. Tầng đầu Atlas hoạt động tốt, và tầng trên Centaur sau đó đã đẩy tàu vũ trụ về phía Mặt trăng. Tuy nhiên, một chỉnh sửa được thực hiện giữa sứ mệnh bởi Surveyor 2 đã không như ý, khiến tàu vũ trụ này chệch đường và không thể khôi phục được nữa. Vài ngày sau, nó đâm sầm vào Mặt trăng ở vận tốc gần 10.000km/h.
Nhưng tầng hai của tên lửa - bộ đẩy phụ Centaur - vẫn tiếp tục bay. Nó vượt qua Mặt trăng và đi vào quỹ đạo quanh Mặt trời.
Tầng trên Centaur, giống như thứ dùng để đẩy tàu vũ trụ Surveyor 2 - 2020 SO nhiều khả năng cũng giống như thứ này
Liệu 2020 SO có phải là tên lửa Centaur kia không?
Khả năng là rất cao. Độ sáng của 2020 SO cho thấy nó là thứ có bề ngang từ 4-10m. Centaur có kích cỡ 3x13m, khá phù hợp.
Và còn có một lý do khác để cho rằng chúng là một. Những đo đạc rất cẩn thận về quỹ đạo của vật thể lạ cho thấy nó đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi áp lực từ ánh sáng Mặt trời. Các quang tử từ Mặt trời chạm vào vật thể và bị phản xạ lại, dần dần làm thay đổi động lượng của nó. Lực này (tương tự như hiệu ứng YORP) từ từ làm thay đổi quỹ đạo của một vật thể, nhưng với những vật thể nhỏ hơn, sự thay đổi sẽ đáng chú ý hơn nhiều. Một động cơ đẩy phụ tên lửa đã qua sử dụng là một ống lớn, rỗng ruột, do đó hiệu ứng này sẽ khá mạnh... giống như những gì các nhà thiên văn học đã phát hiện ra vậy.
Bởi quỹ đạo của 2020 SO rất giống quỹ đạo Trái đất, khi một thứ bắt kịp thứ còn lại, quá trình đó sẽ diễn ra tương đối chậm (giống như hai chiếc xe trên cao tốc: chúng có thể đang di chuyển nhanh, nhưng từ trong một chiếc xe, bạn sẽ thấy chiếc còn lại đang dần vượt qua ở một tốc độ chậm). Vào tháng 11/2020, nó đã đi vào thứ được gọi là "Quyển Hill" của Trái đất, chính là phần không gian xung quanh Trái đất nơi trọng lực của hành tinh chúng ta mạnh hơn Mặt trời. Phần này có bán kính khoảng 1,5 triệu km.
Thông thường, một vật thể ngoài hành tinh sẽ đi qua phần này dễ dàng, nhưng 2020 SO lại di chuyển khá chậm, đủ để bị Trái đất bắt kịp chỉ trong một thời gian ngắn. Sẽ mất khoảng 4 tháng để nó đi một vòng đơn lớn quanh chúng ta, sau đó trong lần thứ hai nó vượt qua trọng lực của Mặt trăng, Trái đất sẽ truyền cho nó đủ năng lượng để thoát ra ngoài một lần nữa, và một lần nữa trở thành một vệ tinh của Mặt trời.
Khi nó tiến lại gần chúng ta vào tháng 12, các nhà thiên văn học hi vọng sẽ có thể quan sát được kết cấu của nó, từ đó xác nhận nguồn gốc của nó đúng như đã nói ở trên.
Tháng 11/1969, Apollo 12 hạ cánh gần Surveyor 3, vốn đã hạ cánh thành công 2 lên Mặt trăng năm trước đó. Trong ảnh là phi hành gia Al Bean đứng cạnh tàu đổ bộ. Họ đã tháo được nó ra thành nhiều phần để mang về Trái đất xem xét.
Đã từng có một số trường hợp các phần cứng không gian cũ kỹ bay ngang qua Trái đất và ban đầu bị nhầm lẫn là một thiên thạch. Ngoài ra, hành tinh chúng ta cũng từng có một số Mặt trăng tạm thời. Thiên thạch 2020 CD3 từng quay quanh Trái đất trong vài năm trước khi bỏ đi vào đầu năm 2020. Một thiên thạch khác, 2006RH120, quay quanh Trái đất vài tháng trong năm 2006/2007. Một vật thể khác (có bề ngang chỉ 20cm) cũng từng bốc cháy trong khí quyển của chúng ta như một ngôi sao băng sau khi quay quanh Trái đất được một thời gian.
Những vật thể này được đặt biệt danh là "minimoon" (Mặt trăng tí hon), còn thuật ngữ kỹ thuật là "các vật thể được chụp lại tạm thời" (temporarily captured objects, hay TCOs). Chúng là một điểm trừ của kỹ thuật cơ khí vũ trụ, nhưng lại khá thú vị. Liệu một ngày không xa nào đó, chúng ta có thể gửi một tàu thăm dò không gian lên một trong số này hay không, khi mà vận tốc của chúng so với chúng ta là khá chậm, biến chúng thành một mục tiêu dễ nhắm đến?
Nhưng sẽ ngạc nhiên thế nào nếu, giống như 2020 SO, minimoon đó hoá ra lại là một tầng trên đã qua sử dụng của một sứ mệnh không gian trước đây, thay vì là một thiên thạch? Các nhà khoa học sẽ thất vọng, nhưng chắc chắn tại đó sẽ có những dữ liệu kỹ thuật rất thú vị - ví dụ như, mức độ ăn mòn do tiếp xúc với gió Mặt trời, hay sự tác động của các vi sao băng - mà các nhà khoa học tên lửa cực kỳ thèm muốn. Và nếu đó quả thực là một thiên thạch, thì chuyện cũng không quá tệ nhỉ?
Hãy cùng chờ đợi, bởi chỉ trong vài tuần nữa, chúng ta sẽ biết nhiều thông tin hơn về vị khách bí ẩn từ không gian kia.