Xâm nhập mộ cổ, nhà khảo cổ chết bí ẩn: Lời nguyền hay thứ gì đã kết liễu họ?

Trang Ly |

Liệu rằng lời nguyền "sẽ trừng phạt bất kỳ kẻ nào dám xâm phạm giấc ngủ của nhà vua" trong mộ cổ có thật hay không?

Xâm nhập mộ cổ, nhà khảo cổ chết bí ẩn: Lời nguyền hay thứ gì đã kết liễu họ? - Ảnh 1.

Vào giữa thế kỷ 20, truyền thông Mỹ bắt đầu ghi nhận một khuôn mẫu về cái chết của các tổng thống Mỹ. Bắt đầu với William Henry Harrison và kết thúc với John F. Kennedy, cứ sau 20 năm sẽ có 1 tổng thống chết khi còn tại vị.William Henry Harrison, tổng thống Mỹ đầu tiên qua đời khi đang còn nhậm chức, được bầu vào năm 1840.

Các tổng thống khác qua đời khi đang còn ở Nhà Trắng bao gồm Abraham Lincoln, được bầu năm 1860 (và 1864); James A. Garfield, được bầu năm 1880; William McKinley, được bầu năm 1900; Warren G. Harding, được bầu năm 1920; Franklin D. Roosevelt, được bầu năm 1940 (cũng như các năm khác như 1932, 1936 và 1944); và JFK, được bầu vào năm 1960.

Tổng thống duy nhất từ đời William Henry Harrison và đến JFK nằm ngoài khuôn mẫu này là Zachary Taylor, người được bầu vào năm 1848 và qua đời năm 1850.

Xâm nhập mộ cổ, nhà khảo cổ chết bí ẩn: Lời nguyền hay thứ gì đã kết liễu họ? - Ảnh 2.

Trận Tippecanoe, nơi Tướng Harrison chiến đấu với tù trưởng Tecumshe vào ngày 7/11/1811. Nguồn: Glasshouse Vintage / Universal History Archive / Getty

Vào những năm 1930, Ripley’s Believe It or Not tuyên bố "khuôn mẫu" là do lời nguyền mà tù trưởng Tecumseh (1768-1813) - người đứng đầu bộ lạc Shawnee và một liên minh gồm các bộ lạc chống lại Mỹ trong cuộc chiến tranh Tecumseh và Chiến tranh năm 1812 - ám lên tổng thống William Henry Harrison và các tổng thống Mỹ tương lai sau khi quân của Harrison đánh bại Tecumseh trong trận Tippecanoe năm 1811.

Tù trưởng Tecumseh chết hai năm sau trong một trận chiến khác chống lại quân đội của Harrison.

Xâm nhập mộ cổ, nhà khảo cổ chết bí ẩn: Lời nguyền hay thứ gì đã kết liễu họ? - Ảnh 3.

Vào tháng 2/1923, một nhóm chuyên gia khảo cổ người Anh đã mở lăng mộ của Tutankhamun, hay "Vua Tut" - một vị pharaoh của Ai Cập vào thế kỷ 14 trước Công nguyên. 

Hai tháng sau khi xâm nhập lăng mộ, một người thuộc đội khảo cổ qua đời vì nhiễm vi khuẩn, báo chí Anh lúc đó tuyên bố mà không có bằng chứng rằng người này chết vì "lời nguyền của Vua Tut".

Xâm nhập mộ cổ, nhà khảo cổ chết bí ẩn: Lời nguyền hay thứ gì đã kết liễu họ? - Ảnh 4.

Mặt nạ chôn cất của Pharaoh Ai Cập Tutankhamun. Nguồn: Hannes Magerstaedt / Getty

"Lời nguyền của Vua Tut" và những lời nguyền của xác ướp nổi tiếng khác được người châu Âu và châu Mỹ tạo ra trong khi chính họ lấy đi những cổ vật vô giá khỏi Ai Cập.

Sau khi tàu Titanic bị chìm vào năm 1912, một số tờ báo thậm chí còn quảng bá thuyết âm mưu rằng con tàu đã chìm vì "lời nguyền của xác ướp".

Mặc dù không rõ có bao nhiêu người thực sự tin vào những "lời nguyền" này, nhưng những câu chuyện xoay quanh chủ đề này đã trở thành cảm hứng phổ biến cho các bộ phim kinh dị như "The Mummy" (1932), "Mummy's Boys" (1936), "Abbott and Costello Meet the Mummy" (1955).

Xâm nhập mộ cổ, nhà khảo cổ chết bí ẩn: Lời nguyền hay thứ gì đã kết liễu họ? - Ảnh 5.

Năm 1973, một nhóm các nhà khảo cổ đã mở lăng mộ của vua Ba Lan thế kỷ 15 Casimir IV Jagiellon ở Kraków, miền nam Ba Lan. Giống như việc mở cửa lăng mộ của Vua Tut 50 năm trước, truyền thông châu Âu đã thổi phồng sự kiện này và các nhà nghiên cứu liên quan bị cáo buộc rằng họ đang mạo hiểm với một lời nguyền trên lăng mộ sau khi mở nó.

Xâm nhập mộ cổ, nhà khảo cổ chết bí ẩn: Lời nguyền hay thứ gì đã kết liễu họ? - Ảnh 6.

Vua Casimir IV Jagiellon. Ảnh: Getty

Vô tình thay, một số thành viên trong nhóm khảo cổ bắt đầu chết một cách bí ẩn. Truyền thông lúc này được dịp "đổ lỗi" cho lời nguyền ám trên lăng mộ - rằng sẽ trừng phạt bất kỳ kẻ nào dám xâm phạm giấc ngủ của nhà vua.

Về sau, các chuyên gia đã phát hiện ra dấu vết của các loại nấm chết người bên trong lăng mộ có thể gây bệnh phổi khi hít phải. Đây là nguyên nhân dẫn đến cái chết của họ.

Xâm nhập mộ cổ, nhà khảo cổ chết bí ẩn: Lời nguyền hay thứ gì đã kết liễu họ? - Ảnh 7.

Vào những năm 1660, nhà buôn đá quý người Pháp Jean-Baptiste Tavernier đã mua một viên kim cương lớn không rõ nguồn gốc trong một chuyến đi đến Ấn Độ. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, một câu chuyện kỳ lạ đã xuất hiện ở Mỹ và châu Âu với nội dung rằng Jean-Baptiste Tavernier đã đánh cắp viên kim cương từ bức tượng của một nữ thần Hindu.

Các tờ báo và các nhà kim hoàn thời đó lan truyền câu chuyện này cho rằng viên kim cương đã bị nguyền rủa và mang lại xui xẻo cho những người sở hữu nó.

Đến năm 1839, viên kim cương được cho là thuộc sở hữu của Henry Philip Hope, một nhà sưu tập người Hà Lan sống tại London (Anh). Nhờ thế, viên kim cương mới có tên là Viên kim cương Hope - Hy vọng.

Sau đó, báo chí Âu Mỹ bắt đầu cho rằng Viên kim cương Hy vọng mang theo một lời nguyền.

Xâm nhập mộ cổ, nhà khảo cổ chết bí ẩn: Lời nguyền hay thứ gì đã kết liễu họ? - Ảnh 9.

Evelyn Walsh McLean, một trong những chủ nhân của viên kim cương Hope nổi tiếng, ảnh chụp năm 1915. Nguồn: Getty

Nhà kim hoàn người Pháp Pierre Cartier được cho là đã sử dụng những câu chuyện này để nâng cao giá trị của viên kim cương khi ông bán nó cho nữ thừa kế người Mỹ Evelyn Walsh McLean vào đầu những năm 1910.

Sau khi bà qua đời, nó được chuyển đến một công ty trang sức của Mỹ, nơi trưng bày trước khi viên Hope được mang tăng cho cho Viện Smithsonian vào năm 1958, nơi nó vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay.

Bài viết sử dụng nguồn: History Channel

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại