Thị trường thép Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi khi quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Á hướng đầu tư tới khu vực ASEAN

Khánh Vy |

Tình trạng thừa cung thiếu cầu khiến Trung Quốc phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng sản lượng thép năm 2023 và việc mở rộng công suất ở các nước Đông Nam Á sẽ giúp duy trì ngành thép khổng lồ của nước này

Theo S&P Global Commodity Insights, trong năm nay, Trung Quốc có thể sẽ đặt mục tiêu tìm kiểm soát tăng trưởng sản lượng thép trong nước và tập trung nhiều hơn vào các dự án hoán đổi công suất nhằm hướng tới ngành thép thân thiện với môi trường hơn.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn muốn đầu tư mở rộng công suất ở các nước Đông Nam Á để duy trì ngành thép khổng lồ nước này, S&P Global dự đoán.

Tình trạng thừa cung, thiếu cầu

Năm 2022, các lò cao mới của Trung Quốc đã sản xuất khoảng 30 triệu tấn gang thỏi, trong khi chương trình hoán đổi công suất giúp tạo ra khoảng 25 triệu tấn thép thô.

Do một số nhà máy cũ đã đóng cửa trong giai đoạn 2017 - 2022, những cơ sở mới được đưa vào vận hành có thể dẫn đến mức tăng ròng 5,4 triệu tấn thép gang thỏi và 5,3 triệu tấn thép thô trong năm 2022.

Không chỉ vậy, do nhu cầu thép suy giảm ở cả trong và ngoài nước, Trung Quốc vẫn còn nhiều dự án luyện gang thép mới chưa hoàn thành trong năm vừa qua. Với các dự án bị hoãn lại từ năm 2022, cùng nhiều kế hoạch vận hành năm 2023, các nhà sản xuất thép Trung Quốc sẽ nâng công suất gang thỏi mới lên mức 118 triệu tấn/năm và công suất thép thô mới theo cơ chế hoán đổi lên tới 141 triệu tấn.

Như vậy, công suất gang thỏi và thép thô của Trung Quốc trong năm 2023 sẽ tăng ròng lần lượt là 12 và 18 triệu tấn.

Thị trường thép Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi khi quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Á hướng đầu tư tới khu vực ASEAN - Ảnh 1.

“Nhu cầu thép của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm trong năm 2023 do nhu cầu cả trong và ngoài nước đều chững lại. Vì vậy, việc Trung Quốc vận hành các dự án thép mới sẽ gây nhiều áp lực lên xu hướng thị trường nếu hầu hết các nhà sản xuất không kiểm soát sản xuất của họ”, một nguồn tin nhận định.

Tính toán của S&P Global từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia và Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc cho thấy, sản lượng thép thô của nước này có thể đạt 1,011 tỷ tấn vào năm 2022. Đây là năm thứ hai sản lượng thép suy giảm.

Trong năm 2022, mức sụt giảm của nhu cầu thép còn lớn hơn mức giảm của sản lượng. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ của lĩnh vực bất động sản và sự bùng phát liên tục của COVID-19 trên cả nước.

Kết quả là, trong một thị trường thừa cung, biên lợi nhuận thu được khi bán ra 1 tấn thép xây dựng đã tụt từ mức 129 USD hồi đầu tháng 2/2022 xuống -80 USD vào giữa tháng 6 và sau đó phục hồi về mức 1,7 USD vào cuối tháng 12.

“Tôi nghĩ áp lực giảm giá trên thị trường thép trong nửa đầu năm 2023 sẽ lớn hơn so với nửa cuối năm”, một nguồn tin khác của S&P Global cho hay.

Một số nhà xuất khẩu thép Trung Quốc cho biết, tình trạng dư cung có thể sẽ tồn tại trên thị trường thép Trung Quốc trong phần lớn năm 2023, nhưng xuất khẩu thép của Trung Quốc có thể vẫn suy giảm ít nhất là trong nửa đầu năm 2023, do người mua toàn cầu phải vật lộn với môi trường lạm phát thắt chặt chi tiêu. Dự kiến tổng xuất khẩu thép của Trung Quốc năm 2023 sẽ thấp hơn năm 2022.

Cơ sở phục hồi

Doanh số bán nhà mới tại Trung Quốc, kênh chính để hỗ trợ cho các dự án bất động sản, có thể bắt đầu phục hồi từ giữa cho đến cuối năm 2023 do mức nền năm 2022 thấp và các gói kích thích mà Bắc Kinh tung ra để hỗ trợ ngành bất động sản thời gian gần đây phát huy tác dụng, một số công ty thép dự đoán.

Tuy nhiên, tất cả nguồn tin thị trường của S&P Global đều dự kiến số dự án nhà ở khởi công xây mới - yếu tố quan trọng nhất giúp thúc đẩy nhu cầu thép ở Trung Quốc - sẽ tiếp tục giảm trong cả năm 2023.

Dù vậy, họ tin rằng sự suy giảm nhu cầu thép trong lĩnh vực bất động sản năm nay sẽ không nghiêm trọng bằng năm 2022.

Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, số dự án nhà ở khởi công xây mới đã giảm 38,9% trong 11 tháng đầu năm, trong khi doanh thu bán nhà mới sụt 26,6%.

Ngoài những khó khăn của ngành bất động sản, lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự chững lại của hoạt động xây dựng trong nước và nhu cầu hàng hoá yếu hơn của nước ngoài.

“Việc thu hẹp nhu cầu ở nước ngoài sẽ là yếu tố bất lợi hàng đầu đối với lĩnh vực chế tạo Trung Quốc và nhu cầu thép của ngành này năm 2023, trong khi tiêu dùng trong nước và hàng hóa sản xuất liên quan đến xây dựng khó có nhiều cải thiện”, nguồn tin khác của S&P Global nhận định.

May mắn thay hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc sẽ khởi sắc trong năm 2023 và có khả năng duy trì ở mức hoặc thậm chí cao hơn một chút so với số liệu của tháng 11/2022.

So với cùng kỳ năm trước, đầu tư cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc trong tháng 11 đã tăng 10,6%.

Thị trường thép Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi khi quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Á hướng đầu tư tới khu vực ASEAN - Ảnh 2.

ASEAN trong tầm ngắm

Bất chấp những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt ở mặt trận trong nước, các doanh nghiệp thép nước này vẫn đang cân nhắc đầu tư vào khu vực ASEAN trong năm 2023.

Năm 2022, nhu cầu thép tại ASEAN dự kiến đạt 77,9 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so với năm 2021, dữ liệu từ Viện Sắt thép Đông Nam Á (SEAISI) cho thấy.

Trong bối cảnh nhu cầu dự kiến tăng, nguồn cung thép tại ASEAN có thể sẽ vượt cầu nếu các dự án thép mới đi vào hoạt động ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Ước tính, tổng sản lượng sẽ tăng từ khoảng 90,8 triệu tấn lên 162,6 triệu tấn vào năm 2030, SEAISI dự báo.

SEAISI cho biết phần lớn các nhà máy thép mới ở ASEAN là do Trung Quốc hỗ trợ xây dựng, nhằm mục đích bán thép trở lại Trung Quốc.

Các dự án thép mới do Trung Quốc hậu thuẫn đã xuất hiện vào cuối năm 2022, mới nhất là Esteel Enterprise, có kế hoạch xây dựng một nhà máy thép "xanh" trị giá 19,65 tỷ MR (4,46 tỷ USD) tại Sipitang, Sabah, Malaysia vào năm 2025.

Theo S&P Global 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại