Thị trường ‘tắm máu’ sau quyết định của ông Putin

Băng Băng |

Các nhà đầu tư trên thế giới đang nín thở vì cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Theo hãng tin Reuters, các nhà đầu tư trên thế giới đang nín thở vì cuộc xung đột Nga-Ukraine và thị trường khắp nơi trên toàn cầu đã có một phiên "tắm máu" sau khi Tổng thống Vladimir Putin có những bước đi cứng rắn.

Cụ thể, Tổng thống Putin đã công nhận chủ quyền 2 khu vực tự trị của Ukraine là Donetsk và Luhansk. Đi cùng với đó là sắc lệnh yêu cầu Bộ quốc phòng Nga nối lại chức năng gìn giữ hòa bình ở 2 vùng trên, tạo cơ sở pháp lý cho quân đội Nga triển khai.

Ngay lập tức, đồng Ruble đã giảm xuống dưới ngưỡng 80 Ruble/USD, mức thấp nhất trong 2 năm qua. Thị trường chứng khoán nước này thì bốc hơi 18% ngay trong buổi chiều 21/2/2022. Chỉ số tiêu chuẩn MOFX Russia đã giảm tới 11%, mức cao nhất kể từ tháng 3/2014 khi bán đảo Crimea tách khỏi Ukraine về với Nga.

Hãng tin Reuters cho biết mặc dù có dự trữ ngoại hối thuộc hàng cao nhất nhì thế giới với 630 tỷ USD nhưng số tiền đảm bảo cho các khoản vay ngoại tệ của Nga hiện đã lên mức cao nhất kể từ năm 2016.

Về phía thị trường quốc tế, tình hình cũng chẳng khả quan hơn khi các nhà đầu tư đều lo sợ về một cuộc chiến tranh hậu đại dịch Covid-19. Chỉ số S&P 500 của thị trường kỳ hạn đã giảm 1,8%, chỉ số Nikkei Nhật Bản giảm 2,2% còn Nasdaq giảm 2,5%. CHỉ số DAX của Đức giảm 3,7%.

"Tình hình hiện tại đang ngày càng bất ổn và chúng tạo nên áp lực đi xuống cho thị trường tài chính toàn cầu", chuyên gia Manik Narain của UBS lo lắng.

Giá dầu Brent quốc tế cũng đã tăng 2,91% lên 96,28 USD/thùng. Giá dầu WTI Mỹ tăng 3,06% lên 93,86 USD/thùng.

Sơ tán và Tổng động viên

Trong nhiều năm trở lại đây, Ukraine đã dần xa cách Nga và trở nên thân thiết với Phương Tây. Tình hình càng trở nên căng thẳng khi bán đảo Crime của Ukraine tách rời để sáp nhập vào Nga năm 2014. Cùng năm đó, 2 tỉnh miền đông Ukraine đã nổi dậy đòi ly khai và lập ra nhà nước mới tại Donbas.

 Thị trường ‘tắm máu’ sau quyết định của ông Putin  - Ảnh 2.

Kể từ đó, giao tranh giữa quân chính phủ Ukraine và Donbas diễn ra ác liệt. Năm 2015, chiến sự tạm chấm dứt vì thỏa thuận hòa bình Minsk 2.

Dẫu vậy tình hình đàm phán tiếp tục bế tắc vì Ukraine không muốn mất 2 tỉnh miền đông trong khi Nga yêu cầu quy chế tự trị, độc lập cho khu vực này.

Bắt đầu từ cuối năm 2021, Nga tập trung quân đội gần biên giới Ukraine cũng như dồn quân cho các khu vực tại những nước láng giềng Ukraine nhưng thân Nga. Đáp trả, Phương Tây cũng tăng cường hỗ trợ khí tài cho Ukraine.

Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Anh Ben Wallace thì nhận định khoảng 60% quân đội mặt đất của Nga đã được điều tới gần khu vực Nga-Ukraine-Belarus.

Ngày 18/2/2022, khu vực tự trị miền đông Ukraine đã yêu cầu người dân sơ tán đến Nga. Ngày 19/2, 2 khu vực này ra lệnh tổng động viên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại