Rjukan, thị trấn tây bắc cách Osla (Na Uy) 3 giờ lái xe, được biết đến như một trong những khu dân cư tăm tối nhất hành tinh
Với dân số chưa tới 5000 người, cái tên Rjukan được lấy từ ngọn thác Rjukan cao 104m, được cộng đồng trưng dụng làm thủy điện.
Núi non che phủ quanh năm, Rjukan gần như không nhìn thấy mặt trời từ tháng 9 đến tháng 3
Để khắc phục điều này, Rjukan đã chi 5 triệu kroner (đơn vị tiền tệ của Na Uy), xấp xỉ 13,3 tỷ đồng để lắp gương trên núi, phản chiếu ánh sáng mặt trời xuống thị trấn
Hệ thống gương phản chiếu nằm ở độ cao hơn 450m so với thị trấn. Chúng được lập trình để xoay chuyển tự động theo hướng mặt trời
Sức mạnh của khoa học - kỹ thuật đã giúp thị trấn này bừng sáng sau nhiều năm tăm tối
Khi được hỏi, người dân Rjukan cho hay họ vẫn chưa quen lắm với điều này. Tuy nhiên, ánh sáng tự nhiên đã giúp họ cảm thấy ấm áp, tâm trạng cũng tốt hơn.
Dẫu vậy, sáng kiến này vẫn bị nhiều người chỉ trích, họ cho rằng thị trấn Rjukan đã lãng phí quá nhiều tiền để lấy một vệt nắng cuối trời.
Nhưng điều mà các "nhà phê bình" chưa nghĩ đến: Hệ thống gương tự động không chỉ giúp Rjukan sáng sủa hơn, nó còn giúp thị trấn này có tên trên bản đồ du lịch.
Và cũng ít ai biết rằng, vào năm 1913 - Ông Sam Eyde, người thành lập thị trấn, đã đưa ra ý tưởng này.
Với tầm nhìn của người quản lý, Sam ý thức được tầm quan trọng của mặt trời với đời sống dân sinh.
Ông đã thử chế tạo gương phản chiếu nhưng thất bại. Mãi đến năm 2005, ý tưởng này mới được Martin Andersen, một người gốc Rjukan. Đến năm 2013, sáng kiến này chính thức hoàn thành - đúng 100 năm sau khi được đề xuất.