Theo dõi căn nhà hoang có tín hiệu của 1.200 điện thoại đồng loạt hoạt động, cảnh sát bắt giữ 11 người, phát hiện bí mật đằng sau số tiền 80 tỷ đồng

Kim Linh |

Cảnh sát Trung Quốc triệt phá băng nhóm đánh cắp tài khoản mạng xã hội, cung cấp lượt tương tác ảo cho người livestream bán hàng.

Tháng 4/2022, cảnh sát thành phố Dương Giang, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) nhận báo cáo từ một nền tảng bán hàng trực tuyến về việc có lượng lớn tài khoản bất thường đồng loạt hoạt động, đẩy lưu lượng truy cập cho một số kênh bán hàng trong các phiên livestream.

Mua bán hàng qua livestream đang là xu hướng tiêu dùng mới, hành vi bất hợp pháp trong giao dịch mua bán có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi ngày nên cảnh sát Dương Giang nhanh chóng lập đội đặc nhiệm để điều tra manh mối.

Cảnh sát nhận thấy hơn 1.000 tài khoản bất thường mà nền tảng báo cáo đều kết nối mạng tại cùng địa điểm là một căn nhà vốn nhiều năm không người ở. Đội đặc nhiệm tiến hành theo dõi căn nhà, phát hiện thường xuyên có một nhóm người ra vào nơi này vào buổi tối – thời điểm phổ biến nhất các phiên bán hàng trực tuyến phát sóng.

photo-1717840089197

Điều tra sâu hơn, lực lượng chức năng kết luận đây là một băng nhóm chuyên cung cấp lượt tương tác ảo trên mạng xã hội. Đối tượng khách hàng thuê họ là những cửa hàng, thương hiệu muốn tăng lượt xem, lượt thích và bình luận để phiên livestream tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn.

Dịch vụ này được gọi là "brushing" ở Trung Quốc, mang lại lợi nhuận khổng lồ trong bối cảnh livestream cực kỳ thịnh hành tại đất nước tỷ dân. Khoản phí các đối tượng cung cấp dịch vụ được nhận phụ thuộc vào thời gian điện thoại truy cập livestream và số lượng tài khoản kích hoạt.

Tháng 8/2022, sau khi đã thu thập đủ chứng cứ, cảnh sát ập vào ngôi nhà hoang. Cảnh tượng trước mắt khiến họ ngỡ ngàng khi hơn 1.000 chiếc điện thoại di dộng dang đồng loạt bấm thích và bình luận trong một phiên livestream.

Theo dõi căn nhà hoang có tín hiệu của 1.200 điện thoại đồng loạt hoạt động, cảnh sát bắt giữ 11 người, phát hiện bí mật đằng sau số tiền 80 tỷ đồng- Ảnh 2.

Hiện trường nơi cảnh sát phát hiện hơn 1.000 điện thoại hoạt động

Người đứng đầu đường dây này là nghi phạm họ Trương, từng làm việc trong ngành truyền thông. Trương nhận thấy nhu cầu lớn từ các tài khoản mạng xã hội muốn tăng lưu lượng truy cập livestream, đánh giá tích cực sản phẩm đồng thời khiếu nại và báo cáo đối thủ. Vậy nên hắn cùng vợ thuê người, tìm địa điểm hẻo lánh để hoạt động dịch vụ này.

Nhóm đối tượng thu mua điện thoại cũ giá rẻ, bộ định tuyến, chuyển mạch, giá để điện thoại, sau đó sử dụng phần mềm công nghệ cao để kích hoạt và kiểm soát hoạt động tương tác chỉ với vài cú nhấp chuột trên máy tính.

Băng nhóm của Trương mua lại số lượng lớn tài khoản cá nhân hoặc ăn cắp tài khoản bằng cách cài các đường link chứa mã độc, người dùng click vào lập tức sẽ mất tài khoản. Tài khoản cá nhân đã được xác thực sẽ "qua mắt" được kiểm duyệt từ phía nền tảng.

Ngoài ngôi nhà hoang ở thành phố Dương Giang, nhóm đối tượng còn 2 hang ổ khác cũng nhanh chóng bị cảnh sát triệt phá, thu giữ tổng cộng 1.200 điện thoại. Cảnh sát cho biết Trương và đồng bọn thu về tổng cộng 25 triệu NDT (87 tỷ đồng) từ hoạt động bất hợp pháp này.

photo-1717839896255

photo-1717840065104

Cảnh sát Trung Quốc từng triệt phá nhiều nhóm đối tượng cung cấp lượt tương tác ảo bất hợp pháp

Theo cảnh sát Trung Quốc, cung cấp lượt tương tác ảo, phát tán thông tin sai sự thật là hành vi vi phạm nguyên tắc cạnh tranh công bằng trong kinh doanh, gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như các đơn vị kinh doanh khác.

Mới đây, một người đàn ông ở Chiết Giang (Trung Quốc) bị kết án 1 năm 3 tháng tù vì hành vi sử dụng 4.600 điện thoại nhằm tăng số lượng người xem trực tiếp. Người này thu được 3 triệu NDT (10,5 tỷ đồng) chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng từ việc cung cấp dịch vụ cho các nhà bán lẻ, người phát trực tiếp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại