Theo dõi 101 cặp chị em gái 18-36 tuổi, Tiến sĩ phát hiện: 1 yếu tố từ người bố ảnh hưởng lớn đến hôn nhân của con sau này

Hiếu Đan |

Thực tế, người cha có vai trò rất lớn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc các con.

  • Thông thường trong gia đình châu Á, người cha có trách nhiệm gánh vác kinh tế, lo toan cuộc sống vật chất; còn người mẹ có nhiệm vụ vun vén tổ ấm, nuôi dạy những đứa con nên người. Chính vì suy nghĩ đó, không ít người đàn ông cho rằng dạy con là việc của phụ nữ, họ không cần can thiệp sâu. Điều này có thể dẫn đến việc đứa trẻ lớn lên không đạt được kỳ vọng cha mẹ đặt ra. Thậm chí, không ít trẻ còn đi sai đường và tự hủy hoại cuộc đời mình.

Thực tế, người cha có vai trò rất lớn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc các con. Người cha tuy ít tham gia vì những vai trò xã hội mà họ phải đảm nhận nhưng sự quan tâm và tình cảm của cha dành cho con sẽ giúp cân bằng tâm lý, hình thành nhân cách, định hướng tương lai cho con. Đặc biệt, nghiên cứu cũng phát hiện ra, sự gắn bó với người cha còn ảnh hưởng đến cả những mối quan hệ của con sau này.

Theo dõi 101 cặp chị em gái 18-36 tuổi, Tiến sĩ phát hiện: 1 yếu tố từ người bố ảnh hưởng lớn đến hôn nhân của con sau này- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tiến sĩ tâm lý người Mỹ DelPriore, người đã nghiên cứu cách các ông bố tác động đến quan hệ tình dục mạo hiểm, cho biết người cha lạnh lùng hoặc buông thả có thể thay đổi môi trường xã hội và tâm lý tình dục của con gái theo cách thúc đẩy hành vi tình dục không giới hạn.

DelPriore theo dõi 101 cặp chị em gái tuổi 18-36. Cô phát hiện một cô gái lớn lên với người cha năng động, ấm áp sẽ biết cách tránh quan hệ tình dục không an toàn, còn người kia lớn lên trong gia đình tan vỡ hoặc sau khi cha họ ít gắn bó hơn sẽ chấp nhận các quan hệ đó.

Theo DelPriore, con gái có thể học được từ những người cha buông thả rằng không nên chờ đàn ông đầu tư một cách ý nghĩa vào mối quan hệ lâu dài, vì họ chấp nhận một cuộc tình ngẫu nhiên. "Cũng có thể con gái của những người cha buông thả ít được cha mẹ giám sát hơn nên kết giao với những người bạn lăng nhăng", DelPriore nói. Mặt khác, người cha ấm áp và gắn bó có thể bảo vệ con gái trước hậu quả này.

Nếu người cha vắng mặt trong một thời gian dài trong quá trình trưởng thành của đứa trẻ sẽ ảnh hưởng như thế nào?

1. Trẻ dễ tự ti

Một nghiên cứu do Bệnh viện đa khoa Bắc Kinh thực hiện đã chỉ ra, trong quá trình trưởng thành, nếu trẻ thiếu vắng cha thì dễ hình thành cảm giác thiếu sự mạnh mẽ và an toàn. Điều này có thể khiến trẻ đánh mất dũng khí đối đầu với những thăng trầm của cuộc sống, hoặc khó phát triển tinh thần trách nhiệm và có xu hướng lựa chọn cách trốn tránh trong cuộc sống.

Quách Kỳ Lân, một diễn viên nổi tiếng tại Trung Quốc từng nói về cha mình là Quách Đức Cương trong một chương trình tạp kỹ: "Khi tôi 6 tuổi, một người đàn ông đột nhiên nói với tôi rằng ta là bố của con!". Điều này khiến anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, bởi vì trong ấn tượng của anh, mình không có người cha nào cả. Phản ứng này là do khi người cha lên Bắc Kinh tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân, Quách Kỳ Lân sống với ông bà ở Thiên Tân, thiếu thốn tình thương của cha mẹ từ nhỏ nên rất tự ti. Mãi đến năm 6 tuổi, cậu mới được ở bên cạnh cha mình.

Nhiều người cha thương con nhưng vì lý do công việc mà xa cách con, dù có thể chỉ vài năm, nhưng vài năm đó có thể để lại cho con những tiếc nuối không gì bù đắp được. Sự vắng mặt của người cha sẽ khiến trẻ mất đi sự tự tin và dũng khí để trưởng thành, lâu dần sẽ hình thành mặc cảm, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

2. Ảnh hưởng quan điểm của con cái về hôn nhân

Một người con gái khi còn nhỏ đã thiếu vắng tình yêu thương của người cha sẽ có khả năng đi chệch hướng bình thường khi chọn bạn đời cao hơn. Chỉ cần có người quan tâm đến mình một chút, cô ấy sẽ rất cảm động và dễ dàng bị lừa dối. Những chàng trai thiếu tình yêu thương của người cha thường có xu hướng mặc cảm Oedipus sâu sắc hơn, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân và cuộc sống của họ.

Người cha càng dành nhiều thời gian cho con thì vai trò đối với sự trưởng thành của đứa trẻ càng lớn. Khi về nhà, hãy buông điện thoại xuống, tương tác cùng con nhiều hơn. Nói chuyện với con về cuộc sống ở trường, để chúng kể về những điều thú vị đã xảy ra, những khó khăn mà chúng gặp phải, v.v. Giao tiếp và kiên nhẫn lắng nghe sẽ giúp đứa trẻ cởi mở hơn trong việc chia sẻ, gắn kết quan hệ cha mẹ - con cái, đồng thời giúp chúng ta kịp thời hiểu được suy nghĩ, tâm trạng của đứa trẻ.

Khi trẻ gặp khó khăn cần giúp đỡ, hãy đứng về phía trẻ, cùng trẻ tìm cách giải quyết, nói với trẻ: "Con đừng sợ, có cha đây, cha sẽ cùng con gánh vác và tìm cách giải quyết". Mối quan hệ cha mẹ và con cái gần gũi và hài hòa sẽ thuận lợi hơn cho việc nuôi dưỡng sự nhiệt tình và sáng tạo của trẻ.

Khuyến khích, đồng hành cùng con tập thể dục nhiều hơn không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, tinh thần minh mẫn hơn mà còn là cơ hội dạy trẻ trải nghiệm thành công và thất bại, học cách đứng dậy khi vấp ngã; hiểu được rủi ro, trau dồi kỹ năng làm việc nhóm và nâng cao xác suất thành công trong tương lai.

Một người cha dù thành công đến đâu trong sự nghiệp cũng không thể bù đắp được sự hối tiếc khi thiếu quan tâm để con cái mình lớn lên thất bại. Trên con đường từ khi còn thơ đến lúc trưởng thành, người cha còn cần thể hiện vai trò là “lá chắn an toàn” để con ngày một trưởng thành, khôn lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại