Vì sao bầu Đức muốn HAGL chơi "tất tay"?

Thu Minh |

Chuyện thắng bại của Công Phượng cùng đồng đội ở giải đấu mang tính giao hữu thậm chí còn quan trọng như việc HAGL vừa gồng mình trụ lại V-League.

Cách đội bóng phố núi chuẩn bị cho giải U21 quốc tế không giống với tâm thế thông thường trước những giải giao hữu.

Trước ngày sang Nhật đàm phán hợp đồng với CLB Mito Hollyhock, Công Phượng nhận được lời đề nghị tham dự một sự kiện tại Anh diễn ra từ ngày 9-11/11, với sự góp mặt của siêu sao Ronaldo.

Khoảng thời gian trên không hề bị trùng với lịch làm việc và thi đấu của tiền đạo CLB HAGL. Công Phượng quay trở về Việt Nam ngày 3/11, trong khi giải U21 quốc tế phải tới ngày 20/11 mới khởi tranh.

Nhưng với lý do thời gian xin visa kéo dài, đội bóng phố núi đã từ chối không cho Công Phượng sang xứ sương mù, dù bản thân anh rất háo hức với viễn cảnh chạm mặt siêu sao Ronaldo.

Trên thực tế, nếu cố gắng, HAGL đủ thời gian để xin visa cho Công Phượng, nhất là khi cầu thủ này từng tập huấn tại Arsenal.

Thông điệp được bầu Đức đưa ra sau đó rất rõ ràng: Công Phượng cần tập trung tối đa cho giải U21 quốc tế, thay vì bị phân tâm bởi những câu chuyện bên ngoài sân cỏ.

 

U19 HAGL 3-0 U21 Thái Lan (Chung kết, 28/10/2014)

Ngoài Công Phượng, lực lượng của HAGL tham dự giải đấu này hầu hết cũng đều là những gương mặt từng làm nên tên tuổi trong màu áo U19 Việt Nam như Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn hay Đông Triều, Hồng Duy…

Lứa cầu thủ ấy cũng là niềm tự hào của bầu Đức, là kết quả của biết bao tình cảm, công sức và tiền bạc ông đã đổ vào chăm chút suốt 7-8 năm qua.

Công Phượng cùng đồng đội còn là niềm hy vọng của “anh Ba” với khát khao sẽ mang đến sự khác biệt, nâng tầm bóng đá Việt Nam để hoàn thành giấc mơ HCV SEA Games và hướng đến những chân trời rộng mở.

Thế nhưng cái “dớp” 3 lần về nhì ở các giải đấu trong khu vực của thầy trò HLV Graechen trong 2 năm 2013-2014 khiến bầu Đức chưa một lần được nở nụ cười mãn nguyện.

Phải chờ đến giải U21 quốc tế cuối năm 2014, ông mới nếm trải cảm giác sung sướng vỡ òa với chiếc cúp đầu tiên lứa cầu thủ Công Phượng giành được.

Có thể với nhiều người, chiếp cúp ấy chỉ là “cúp giấy”. Vì chiến thắng ở một giải đấu giao hữu suy cho cùng không phải là giá trị xứng đáng được tôn vinh đến vậy.

Nhưng với bầu Đức, chiếc cúp ấy là “cúp vàng” cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Nó là thành quả của quá trình chăm chút tài năng suốt 7-8 năm, là sự khẳng định của triết lý bóng đá mà ông chủ HAGL theo đuổi.

HLV Graechen ăn mừng cùng học trò.
HLV Graechen ăn mừng cùng học trò.

Nhất là khi đối thủ của đội bóng phố núi trong trận chung kết là U21 Thái Lan, đối thủ bầu Đức khao khát vượt qua, đã “lấm lưng trắng bụng” nhận kết quả 0-3 trước những đồng nghiệp chỉ mới chập chững 19-20 tuổi.

Thế nên mới có chuyện bầu Đức nhảy cẫng lên trên khán đài, rồi cho Công Phượng, Tuấn Anh cùng đồng đội sử dụng chuyên cơ riêng của mình để di chuyển, rước cúp về phố Núi.

Những kỷ niệm ấy vừa là động lực thôi thúc, vừa là sự đảm bảo “quân của anh Ba” sẽ tiếp tục chơi tất tay ở ván bài sẽ khởi tranh trong 2 tuần tới.

Với bầu Đức, đó là vấn đề danh dự, là sự khẳng định của con đường ông đã chọn trong lĩnh vực bóng đá.

Chỉ cần nhìn lên 4 phía khán đài khi Công Phượng, Tuấn Anh cùng đồng đội bước ra sân sẽ thấy bầu Đức không cô độc trong “ván bài” này.

Nói rộng hơn, đó là câu chuyện của tình yêu mà bầu Đức,cũng giống như hàng triệu cổ động viên Việt Nam, dành cho bóng đá đẹp.

Tại giải U21 quốc tế 2014, U19 HAGL chỉ vượt qua vòng bảng nhờ... bốc thăm. Nhưng sau đó họ càng chơi càng hay, đánh bại U21 Báo Thanh niên cũng như U21 Thái Lan để vô địch.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại