London: Ở nơi đất chật người đông...

Theo bongda |

Vì sao thủ đô London của nước Anh lại không sánh được với các thành phố như Manchester hoặc Liverpool về thành tích bóng đá?

Người ta có thể không buồn trả lời, mà chỉ cần nhìn sang các cường quốc bóng đá châu Âu khác như Đức, Italia hoặc Pháp để thấy rõ sự tương đồng. Bóng đá Paris cũng đâu sánh được với Marseille hoặc Lyon. Hai đội thành Rome tại Italia thua xa Juventus và các đại diện Milan. Ở Đức, càng miễn bàn. Thủ đô Berlin mà có đại diện ở hạng Nhất là khá lắm rồi!

London: Ở nơi đất chật người đông...
Ngoài Arsenal và Tottenham, thủ đô nước Anh còn có Chelsea, West Ham, Queens Park Raangers, Fulham dự Premier League

Giới nghiên cứu chỉ vào lịch sử: bóng đá là môn chơi của cộng đồng và môn này phát triển cùng lúc với cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu, khi giới thợ thuyền đổ xô về các thành phố công nghiệp để tìm việc làm và chơi bóng khi rảnh rỗi. Manchester, Liverpool, Marseille, Milan, Turin... trở thành những trung tâm bóng đá là vì vậy. Còn các thủ đô lớn lại là những chốn phồn hoa, là nơi phát triển nhà hát, bảo tàng, thư viện, là nơi văn hóa lấn át thể thao.

Đấy là cách lý giải của giới nghiên cứu. Bóng đá hay ở chỗ, tính thực tế của nó đôi khi lại cao hơn cả lý thuyết, nghĩa là trong bóng đá có những chuyện rất khó nghiên cứu, lý giải. Dù sao đi nữa, chỉ cần nhìn vào thực tế, chúng ta thấy ngay: London mà trở thành kinh đô bóng đá (về mặt thành tích) thì đấy mới là chuyện lạ.

23h00 ngày 3/3, Spurs vs Arsenal: Bay trên “xác Pháo”!
Bale có xuyên thủng hàng thủ Arsenal đêm nay?

Ngoài Arsenal và Tottenham, thủ đô nước Anh còn có Chelsea, West Ham, Queens Park Raangers, Fulham, chưa kể cơ man các đội khác hiện không góp mặt ở Premier League như Crystal Palace, Charlton, Brentford, Millwall, AFC Wimbledon, Leyton Orient... Tài năng bóng đá địa phương cũng như lực lượng cổ động viên trong thành phố bị chia năm xẻ bảy như thế, một đội vươn lên bá chủ thành phố đã khó, nói gì đến tham vọng dẫn đầu nước Anh hoặc châu Âu. Mà ai cũng biết: một người hâm mộ đích thực khi đã chọn Millwall là “đội của mình” thì chẳng bao giờ họ lại chạy theo cỗ vũ Arsenal hoặc Tottenham để được tận hưởng niềm vui chiến thắng.

Sân cũ Highbury của Arsenal chỉ có sức chứa 37.000 chỗ, nổi tiếng là sân có mặt cỏ hẹp nhất châu Âu. Sân Stamford Bridge của Chelsea có sức chứa 41.000 chỗ, sân White Hart Lane của Tottenham chỉ 36.000, nói chung là đều không lớn. Cũng chẳng khó lý giải vì sao!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại