Đắng lòng hình ảnh cậu bé tàn tật bị trói ở trạm xe

Hà Nội |

(Soha.vn) - Người nhà phải đi mưu sinh kiếm tiền nên đành phải trói Lakhan Kale ở một trạm xe buýt để cậu bé không thể đi đâu xa.

Từ nhiều năm nay nay tại Ấn Độ, hình ảnh những cô bé, cậu bé tàn tật nằm lê la một góc đường không phải là điều quá lạ lẫm đối với những người đi qua. Người thân của những cô cậu bé này vì bận mưu sinh kiếm sống nên đành phải buộc chân, tay chúng lại để giữ chúng ở một góc nhất định trong tầm mắt họ để họ vừa có thể kiếm sống vừa có thể trông con.

Tuy nhiên, cho đến gần đây, chính quyền và người dân Ấn Độ đã không thể lờ đi những mảnh đời bất hạnh như vậy nữa hình ảnh về cậu bé Lakhan Kale nằm lăn lóc trên vỉa hè giữa trời hè nóng gần 40 độ, chân bị trói vào một chân ghế đợi cạnh trạm xe buýt được đưa lên các trang nhật báo.

Lakhan Kale là một cậu bé 9 tuổi, sống cùng với bà ngoại. Cậu bé bị mắc bệnh hbại não và động kinh. Cha Lakhan Kale đã mất từ khi em còn nhỏ và mẹ em đã bỏ hai con lại để đi lấy chồng. Hiện nay, Lakhan Kale và chị gái 12 tuổi đang sống cùng với bà ngoại trên đường phố Mumbai. Hàng ngày, bà và chị gái Mumbai đi bán báo mưu sinh, không ai có thể trông Lakhan Kale nên họ đành buộc chân cậu bé vào một chiếc ghế cạnh trạm xe buyt để giữ cậu bé.

Lakhan Kale bị trói gần trạm chờ xe buyt trong khi bà ngoại và chị gái đi kiếm tiền
Hình ảnh các trẻ em khuyết tật bị bỏ bê khi bố mẹ phải đi kiếm tiền đã khoong còn lạ lẫm trong xã hội Ấn Độ
Chân cậu bé bị trói vào cột để người nhà dễ dàng trông coi và cậu bé sẽ không thể đi đâu xa được

Khi được phỏng vấn, bà của Lakhan Kale bà Sakhubai Kale cho biết: “Tôi không thể làm điều gì khác! Lakhan Kale không thể nói chuyện và suy nghĩ như những đứa trẻ bình thường khác. Tôi sẽ phải làm sao nếu Lakhan Kale bỏ đi hay lao vào những con đường đầy xe ngoài kia.”

Hiện nay ba bà cháu vẫn sống qua ngày dưới một trạm chờ xe buyt trên đường phố Mumbai. Bà Sakhubai Kale cho biết thêm, gần như không có bất kì ai giúp đỡ hay quan tâm đến bà cháu bà cho đến khi một phóng viên đến và chụp hình Lakhan và đưa lên một tờ báo địa phương.

Hàng năm tại Ấn Độ, có đến gần 60 triệu người khuyết tật phải sống trong cảnh như Lakhan Kale. Vấn đề về quyền của người khuyết tật vẫn đang được chính phủ nước này đưa ra soạn thảo, điều chỉnh.

Chính quyền địa phương đã tìm được trường học và trung tâm người khuyết tật phù hợp để chăm sóc cho Lakhan Kale.

Lakhan Kale và bà ngoại
Mái nhà gần trạm xe buýt của ba bà cháu.

Mái nhà gần trạm xe buýt của ba bà cháu.

Sau khi gửi cháu đi, bà ngoại của Lakhan Kale tuy rất buồn và nhớ cháu nhưng rất hạnh phúc vì cháu trai đã được đến một nơi phù hợp với bản thân hơn là phải sống khổ sở ngoài đường như bà. Bà cho biết, bà sẽ vào thăm Lakhan Kale bất cứ khi nào rảnh.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại