'Thế giới đang trừng phạt những người không chịu đọc sách', câu nói kinh điển này rốt cuộc đã lừa gạt bao nhiêu người?

Tu An |

Đọc sách có thật sự không thú vị bằng lướt web hay xem phim? Muốn đọc hết một cuốn sách, thật sự phải mất thời gian rất lâu?

Một người đàn ông giàu có tham gia chương trình truyền hình thực tế, sau những trải nghiệm, ông đã đưa ra một kết luận: “thế giới đang trừng phạt những người không chịu đọc sách”. 

Kết luận này trở thành câu nói vàng trên mạng, đồng thời làm xuất hiện nhiều bài viết “cần phải đọc sách” dài đến mấy nghìn từ, cũng làm dấy lên trào lưu toàn dân đọc sách.

Kể từ đó, nhiều người lo sợ nếu không đọc sách sẽ bị thế giới trừng phạt, bị xã hội đào thải nên thi nhau gia nhập quân đoàn đọc sách.

- Nhân khuyến mãi 50%, một số người sắm về vô tội vạ rất nhiều sách trữ trong nhà;

- Thấy những người thành đạt gợi ý danh sách nên đọc, liền quyết tâm mua hết tất cả về chất thành đống; 

- Tác giả nào có sách bán chạy, liền nhanh chóng mua về đặt lên kệ. 

Nhưng sau đó hầu hết mọi người lại cảm thấy đọc sách không thú vị bằng lướt web hay xem phim; muốn đọc hết một cuốn sách phải mất nửa tháng 10 ngày, quá tốn thời gian; đọc từ lời nói đầu đến hết cuốn sách không sót chữ nào vẫn không thu hoạch được kiến thức gì.

Đọc sách có thật sự không thú vị bằng lướt web hay xem phim không? Muốn đọc hết một cuốn sách thật sự phải mất đến nửa tháng 10 ngày? 

Có đúng là cho dù đọc từ đầu đến cuối một cuốn sách cũng không thu hoạch được gì?

Trong thực tế, hầu hết mọi người khi đó đã đọc sách sai cách nên luôn dừng lại ở mức đọc sách cấp thấp, thay vì nói “thế giới đang trừng phạt những người không chịu đọc sách”, chi bằng nói rằng “thế giới đang trừng phạt những người không biết cách đọc sách.” 

Vậy, như thế nào để mới là đọc sách cấp cao?

Thế giới đang trừng phạt những người không chịu đọc sách, câu nói kinh điển này rốt cuộc đã lừa gạt bao nhiêu người? - Ảnh 1.

Phương pháp đọc chia nhỏ thời gian và xâu chuỗi 

Đọc sách chia nhỏ thời gian hiện nay đã trở thành cách đọc thường ngày của đa số mọi người, họ đọc sách trong lúc ngồi đợi, trên xe buýt hay trước lúc đi ngủ,...

Tuy nhiên, việc đọc sách chia nhỏ thời gian tồn tại một vấn đề lớn: những kiến ​​thức thu về sẽ rời rạc, không được sắp xếp theo trật tự.

Đối với vấn đề trên, chúng ta nên kết hợp với 4 bước của phương pháp đọc xâu chuỗi - từ một kiến thức nhỏ đi sâu và xâu chuỗi với những kiến ​​thức nhỏ tiếp theo, từ đó hình thành một hệ thống kiến thức.

- Lựa chọn: Không phải bất kỳ nội dung nào cũng thích hợp cho việc đọc chia nhỏ thời gian, suy cho cùng thời gian là có hạn, cần chọn ra các nội dung quan trọng và có giá trị;

- Lọc: biết cách lọc ra các quan điểm trong nội dung đọc mới có thể thu hoạch giá trị và phương pháp trong thời gian ngắn;

- Liên kết: trình bày lại quan điểm trong nội dung, đặt câu hỏi về quan điểm đó, thêm vào ý kiến riêng của mình, xem thử còn những điều nào cũng phù hợp với những quan điểm này;

- Dung hợp: chia sẻ, kể lại, viết lại làm sâu sắc thêm.

Phương pháp đọc với 5 màu sắc khác nhau

Trong quá trình đọc mọi người thường có thói quen ghi chú một số đoạn trích, một số phương pháp quan trọng.

Nhưng có không ít người sau khi đã ghi chú cả một cuốn sách, đến khi xem lại thì không biết cuốn sách này đang nói về điều gì, có những kiến thức quan trọng nào, đâu là phần bản thân vẫn chưa hiểu trong quá trình đọc? 

Vì vậy làm giảm đi rất nhiều tác dụng và giá trị của ghi chú.

Hãy dùng bút đánh dấu với 5 màu khác nhau đại diện cho những nội dung khác nhau. 

Bằng cách này, cho dù trải qua một khoảng thời gian hay một vài năm mới xem lại ghi chú của mình, bạn cũng có thể dựa vào những màu sắc khác nhau để nhớ lại hoàn cảnh đọc sách khi đó.

Màu xanh biển: kiến thức.

Màu xanh lá: phần chưa hiểu trong lần đọc đầu tiên.

Màu vàng: phương pháp.

Màu cam: câu nói cảm hứng, khích lệ.

Màu đỏ: sau này sẽ đọc lại.

Thế giới đang trừng phạt những người không chịu đọc sách, câu nói kinh điển này rốt cuộc đã lừa gạt bao nhiêu người? - Ảnh 2.

Phương pháp đọc theo chủ đề, có bố cục

Đây là một trong những cách đọc được mọi người yêu thích, nó đặc biệt thích hợp cho những ai muốn bắt đầu tạo thói quen đọc sách nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu; cũng thích hợp cho những ai muốn nhanh chóng hiểu rõ một lĩnh vực hay ngành nghề nào đó.

Đọc theo chủ đề là đọc một lượng lớn tài liệu hay sách vở có liên quan đến một vấn đề cụ thể nào đó để tìm ra cách giải quyết.

Phương pháp này hiệu quả trong việc tránh quên đi kiến thức, suy nghĩ lặp lại mà không đi lệch sang vấn đề khác. 

Đồng thời, đọc một lượng lớn những nội dung có liên quan đến nhau trong một thời gian ngắn giúp ghi nhớ lâu hơn và nhìn sự việc dưới nhiều góc độ, từ đó hiểu rõ hơn vấn đề. 

Lợi ích quan trọng nhất là sau khi đọc xong có thể giúp ích cho việc suy nghĩ theo bố cục, đồng thời ứng dụng được vào thực tế. 

1. Xác định chủ đề, tìm kiếm những cuốn sách liên quan đến chủ đề này; 

2. Lên danh sách tên sách thông qua google, diễn đàn, sách khác; 

3. Chọn ra những cuốn sách và chương mà bạn cần đọc; 

4. Đọc lướt và đánh dấu, lọc ra một số khái niệm trong các chương mà bản thân đang cần; 

5. Thiết lập một bố cục, xác định những vấn đề bản thân muốn làm rõ từ phương pháp đọc theo chủ đề; 

6. Sử dụng bố cục này để tìm câu trả lời trong các cuốn sách; 

7. Dùng bố cục để đọc lần hai, tìm những chương quan trọng, liệt kê tất cả quan điểm trong sách.

Đọc theo chủ đề, có bố cục giống như một chiếc hộp cố định, bạn chỉ cần điền đầy chiếc hộp bằng những nội dung phù hợp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại