Thế giới đẫm mình trong dầu mỏ: Tàu chở dầu biến thành kho chứa nổi trên biển, kiên nhẫn xếp hàng vào bến

Xuân Hoài |

Đại dịch Covid-19 đã khiến sản lượng dầu mỏ tiêu thụ ngày càng sụt giảm trên thế giới.

Sự cắt giảm mức độ khai thác của các nước OPEC+ hoàn toàn không đủ để chặn đứng tình trạng “tràn ngập dầu” hiện nay. Do các kho chứa dầu thô trên đất liền đã đầy ắp nên các tàu chở dầu bị buộc phải biến thành kho chứa nổi trên biển. Các bức ảnh chụp từ vệ tinh do Tạp chí Wirtschafts Woche (Đức) đăng tải cho thấy thực trạng này trên các đại dương và bến cảng.

Tuyến đường thuỷ Singapore kẹt cứng. Rất nhiều tàu chở dầu xếp thành hàng cạnh nhau tại đây chờ bốc dỡ. Đây là vị trí thắt cổ chai trên tuyến đường biển đi về hướng Viễn Đông và luôn bận rộn, náo nhiệt.

Thế giới đẫm mình trong dầu mỏ. Kho của Vopak ở Rotterdam, một doanh nghiệp dầu mỏ hàng đầu thế giới, không lệ thuộc vào tập đoàn nào, hiện đã đầy ắp. Vopak điều hành một mạng lưới toàn cầu gồm 68 kho bãi với tổng dung lượng chứa là 35,5 triệu mét khối, phân bố dọc theo các tuyến đường thương mại quan trọng.

Tuy nhiên, không chỉ các kho chứa ở Rotterdam, mà ở khắp nơi trên thế giới đều nhanh chóng đầy ắp dầu mỏ.

Tại một khu vực ở bến cảng Rotterdam, dầu thô được các doanh nghiệp cất giữ trong các bể dầu có nắp thả nổi. Các bóng hiện lên ở bức ảnh dưới đây giúp chúng ta thấy sự đầy hay vơi của các kho dầu đó. Khi bể dầu đầy, thì nắp nổi ở trên và không tạo bóng. Trong bức hình vệ tinh dưới đây, chỉ có 15 bể dầu nằm thấp và tạo ra bóng, điều này có nghĩa bể dầu cạn dầu. Ngược lại có 38 bể dầu đầy, có nghĩa là toàn bộ khu vực này trên 60% đã khai thác hết công suất.

Thế giới đẫm mình trong dầu mỏ: Tàu chở dầu biến thành kho chứa nổi trên biển, kiên nhẫn xếp hàng vào bến - Ảnh 1.

Rotterdam ngày 01/4/2019: Có 38 bể dầu có nắp nổi là 14 bể (màu xanh lá cây) và 24 bể nhiều khả năng cạn dầu (đỏ), sức chứa dầu thô tại đây được khai thác từ 35 đến 40% công suất.

Thế giới đẫm mình trong dầu mỏ: Tàu chở dầu biến thành kho chứa nổi trên biển, kiên nhẫn xếp hàng vào bến - Ảnh 2.

19/4/2020: Hơn một năm sau, công suất khai thác của kho khác trước do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 23 bể trong tổng số 38 bể dầu nổi và chỉ có khoảng 15 bể có vẻ cạn dầu. Công suất khai thác là 60%.

Cách đây một năm tình hình hoàn toàn khác. Trên diện tích khoảng 2km2, chỉ có 14 bể chứa thuộc diện đầy, còn lại 24 bể cạn khô hoặc chỉ còn một ít. Khoảng 36% công suất bể chứa được khai thác.

Tại cảng Rotterdam, các tàu chở dầu không chỉ ùn ứ trong cảng mà cả ở đường dẫn vào cảng. Theo Richard Matthews, nhà phân tích trưởng hãng môi giới tàu biển Gibson ở London, thì hiện nay trong cảng đang có vấn đề về bốc dỡ dầu ở các tàu đã vào cảng, do thiếu kho chứa. Đó là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc. Theo ông Matthews, trong những tuần tới tình hình sẽ còn nghiêm trọng hơn vì các chuyến hàng từ Ấn Độ và Trung Đông đang trên đường về.

Thế giới đẫm mình trong dầu mỏ: Tàu chở dầu biến thành kho chứa nổi trên biển, kiên nhẫn xếp hàng vào bến - Ảnh 3.

20/4/2020: Cảng Rotterdam, một trong những cảng biển lớn nhất thế giới, có chiều dài tới 42km và ăn sâu vào đất liền ở Niederlande. Khoảng một nửa phần đầu của đường dẫn vào cảng dành cho công nghiệp chế biến dầu mỏ. Do đại dịch Covid-19, hoạt động của khu vực này dường như bị ngưng trệ, tất cả tàu chở dầu tới cảng đều không thể bốc dỡ, do đó gây ùn tắc đường dẫn vào cảng.

Tàu chở dầu bị ùn ứ không chỉ diễn ra ở Rotterdam. Hàng chục tàu đang trôi nổi ở Biển Bắc và Eo biển Manche, trước Amsterdam và Ostend cũng có rất nhiều tàu chở dầu xếp hàng dọc bãi biển. Ngay cả ở biển Địa Trung Hải và nhiều cảng nhỏ như Marseille cũng có hiện tượng tàu xếp hàng chờ đợi.

Ở Mỹ, ngay đầu tháng 5, các kho chứa dầu đã sử dụng hết công suất tới 95%, theo chuyên gia phân tích về năng lượng Henik Fung. Điều này có nghĩa là 735 triệu thùng – so với thời điểm 10/4 tăng 46%. Tại Cushing, Oklahoma, địa điểm trung chuyển dầu mỏ quan trọng nhất, các kho chứa tại đây đến cuối tháng 1 tăng 48% lên 55 triệu thùng. Tổng công suất kho tại đây là 76 triệu thùng.

"Đây là thời điểm tuyệt vời để mua dầu", Tổng thống Donald Trump phát biểu. Nước Mỹ đang phải chứng kiến một trong những ngành công nghiệp quan trong nhất của nền kinh tế lao dốc. Không có sự trợ giúp của Washington và việc mua trái phiếu của Cục dữ trự liên bang Mỹ thì toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ có nguy cơ phá sản vì cú vấp ngã này. Các nhà khai thác hiện có khoản nợ lên tới gần 1.000 tỷ USD.

Tổng thống Trump muốn đề nghị Quốc hội cho phép mua vào dầu để tăng dự trữ chiến lược về dầu của Mỹ. Ông còn muốn cho các doanh nghiệp tư nhân được sử dụng kho chứa dầu của nhà nước.

Do năng lực kho chứa trên bờ gần hết nên ngày càng có nhiều tàu chở dầu được thuê làm kho chứa dầu nổi. Theo hãng môi giới tàu biển hàng đầu thế giới Clarksons Plateau, London hiện tại có khoảng 200 triệu thùng dầu được cất giữ trên biển. Trên 10% trong số 750 tàu chở dầu khổng lồ trên thế giới đang hoạt động hiện được dùng làm kho chứa dầu nổi. Siêu tàu chở dầu VLCC có sức chứa tới 2 triệu thùng dầu.

Thông thường những tàu dầu này đậu gần nơi tiêu thụ, ví dụ ở khu vực xung quanh Singapore theo nhà phân tích trưởng Matthews của Gibsonl.

Thế giới đẫm mình trong dầu mỏ: Tàu chở dầu biến thành kho chứa nổi trên biển, kiên nhẫn xếp hàng vào bến - Ảnh 4.

Houston ngày 21/4/2020: Cũng như trước các cảng biển ở châu Âu hay châu Á, trước đường dẫn vào cảng Galveston và Vịnh Trinity trong Vịnh Mexico, có nhiều tàu chở dầu xếp hàng chờ đến lượt bốc dỡ trong các cảng lớn ở Houston hay Texas. Không lâu nữa tại đây sẽ xuất hiện các tàu chở dầu được sử dụng như những kho chứa dầu nổi.

Bến cảng Singapore trải dài trong một khu vực có chiều rộng khoảng 30km được chia thành nhiều phân đoạn phục vụ các lĩnh vực vận tải khác nhau. Ở khu vực này có nhiều hòn đảo phụ có cấu trúc xây dựng thích hợp để thực hiện chức năng trung chuyển hay là điểm bốc dỡ hàng hoá.

Tuỳ theo mặt hàng ở đây có thể có container, tàu chở hàng hay tàu du lịch, mỗi loại có bến đỗ riêng. Những tấm ảnh chụp từ vệ tinh hiện nay cho thấy tại khu vực này có nhiều tàu chở dầu chuyên chở các sản phẩm hoá dầu, tuy nhiên qua ảnh thì không thể biết đây là tàu chở dầu hay đã trở thành kho chứa dầu nổi.

Thế giới đẫm mình trong dầu mỏ: Tàu chở dầu biến thành kho chứa nổi trên biển, kiên nhẫn xếp hàng vào bến - Ảnh 5.

20/4/2020: Những tàu chở dầu và khí hoá lỏng ở đây chia ra bốn khu vực: khu vực phía Nam, cảng Jurong hầu hết là các cơ sở lọc dầu và kho chứa dầu do ExxonMobil và Shell xây cất, giờ đây nằm giữa khoảng mười hòn đảo ở phía tây Singapore có trên dưới 80 tàu chở dầu chia làm ba nhóm. Đi về phía đông bắc một hải lý, nằm giữa khu vực cảng đảo và đất liền là một cảng container rộng mênh mông, đây là khu vực thứ tư có khoảng 30 tàu chở dầu. Xa hơn về phía bên phải bên bờ phía đông Singapore còn có trên 100 tàu chở dầu nữa cũng đang xếp hàng.

Thay vì lúc này tung dầu thô ra thị trường, các nhà kinh doanh dầu mỏ, các quỹ đầu cơ và nhà đầu tư tìm cách ghim hàng với hy vọng sau này bán ra được giá hơn.

Thế giới đẫm mình trong dầu mỏ: Tàu chở dầu biến thành kho chứa nổi trên biển, kiên nhẫn xếp hàng vào bến - Ảnh 6.

15/4/2019 đảo Jurong: Xen vào các cơ sở lọc dầu và các cơ sở hoá dầu của ExxonMobil và Royal Dutch Shell là một loạt bể chứa dầu. Trong số 46 bể, trên bức ảnh chụp sau đó một năm, tuy có mây che phủ, song vẫn thấy rõ 18 bể đầy và 28 bể rỗng.

Thế giới đẫm mình trong dầu mỏ: Tàu chở dầu biến thành kho chứa nổi trên biển, kiên nhẫn xếp hàng vào bến - Ảnh 7.

21/4./2020: Trong ngày trời quang mây, sẽ thấy khoảng 34 bể đầy dầu và 12 bể cạn dầu. Từ đó có thể thấy số bể khai thác triệt để tăng gấp đôi so với năm trước đó.

Thế giới đẫm mình trong dầu mỏ: Tàu chở dầu biến thành kho chứa nổi trên biển, kiên nhẫn xếp hàng vào bến - Ảnh 8.

21/4/2020: Trên bức ảnh được phóng to này thấy rõ cảng đảo Jurong ở Singapore có cả tá bể dầu nổi của Infineum, một công ty liên doanh của ExxonMobil và Royal Dutch Shell. Các kho chứa dầu đều đầy, dựa vào những cái nắp nổi của các bể, người ta có thể đoán được điều đó. Thành bể không để lại những cái bóng bên trong hoặc cái bóng đó chỉ rất ngắn, từ đó có thể thấy các bể đều đầy và không tiếp nhận thêm được bao nhiều dầu mới.

Hiện nay, do nhu cầu giảm rất lớn nên xét về mức độ phải cắt giảm sản xuất thì các nước OPEC+ có thể bị quá tải.

Và nếu như Covid-19 hoành hành trở lại trong mùa đông ở Bắc bán cầu thì nhu cầu sẽ tiếp tục giảm và các nước OPEC+ sẽ chịu áp lực về lâu dài.

Thế giới đẫm mình trong dầu mỏ: Tàu chở dầu biến thành kho chứa nổi trên biển, kiên nhẫn xếp hàng vào bến - Ảnh 10.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại