Nếu bạn thuộc nhóm những người làm công ăn lương chính hiệu, ngày đến công ty 8 tiếng, có bao giờ bạn ngồi tính xem mình dành được bao nhiều thời gian trong ngày để giao tiếp, nói chuyện với những người trong gia đình và dành bao nhiêu thời gian để nhìn vào điện thoại?
Clip: Cơn ác mộng mang tên máy tính và điện thoại thông minh. Xem xong, bạn sẽ biết thế giới của chúng ta còn lại thứ gì.
Trong quá trình giao tiếp xã hội, bạn có cảm nhận được rằng sự quan tâm của những người xung quanh dành cho mình đang bị điện thoại "cướp mất"?
Và liệu bạn có cảm nhận được rằng ông bà, bố mẹ mình, những người thuộc tầng lớp trước đang vì sự thờ ơ, lạnh lùng này mà bị tổn thương?
Sự ra đời của thoại thông minh khiến cho con người bị mạng internet trói buộc ngày càng chặt, bởi máy tính mang theo bên người không tiện.
Tranh minh họa.
Thế nhưng ngược dòng thời gian 20 năm trước, khi máy tính, mạng internet vừa phố cập đến các gia đình, các công cụ nói chuyện như Yahoo, QQ, email… đã từng khiến con người "chết dí" trước màn hình máy tính, quên hết tất cả xung quanh, quên người thân.
Khi màn đêm buông xuống, chìm vào tĩnh mịch, là lúc nên nghỉ ngơi, con người vẫn bận rộn lướt bàn phím, thực sự không còn tìm được thứ gì mới mẻ mới không cam tâm đi ngủ.
Ảnh minh họa.
Trước khi máy tính ra đời, cuộc sống của chúng ta diễn ra như thế nào? Khi đó, những cuộc chuyện trò trong mỗi gia đình đều tập trung bên bàn nước, trước ti vi, cùng xem và bình luận về một chương trình truyền hình hay một bộ phim hay, niềm vui đó dung hòa, lan tỏa đến tất cả mọi người.
Khi máy tính xuất hiện, nó đã lôi những người trẻ tuổi ra khỏi màn hình ti vi, bỏ lại người già và trẻ con.
Trước khi ti vi xuất hiện thì sao? Có lẽ dễ cảm nhận nhất là dịp năm mới. Đêm giao thừa, các thành viên trong gia đình ngồi quây quần, vừa ăn cơm vừa nói đủ những chuyện vui, may mắn, mọi người cùng nhau tương tác.
Thế nhưng khi ti vi phổ cập đến mọi nhà, nó lập tức trở thành người thân của chúng ta trong khi đối tượng chúng ta xem trong ti vi là những người hoàn toàn xa lạ.
Cảnh một gia đình quây quần xem ti vi, thảo luận về một bộ phim, một tiết mục ngày nay cũng đã trở nên... khan hiếm. Ảnh minh họa.
Tiếp tục đảo ngược thời gian về thời đại mà báo giấy thống trị truyền thông, một quản gia tiêu chuẩn kiểu Anh sẽ gấp tờ báo một cách lịch sự, đặt trên khay điểm tâm mang vào cho chủ nhân.
Và cung cách này sau đó đã phát triển thành một nghi thức sinh hoạt không thể tách rời trong xã hội thượng lưu ở những quốc gia Âu Mỹ.
Trong xã hội truyền thống, những quản gia kiểu Anh đã đạt đến trình độ cao nhất thậm chí còn lưu ý cả đến sở thích đọc của chủ nhân, lặng lẽ gấp mép đoạn báo có nội dung hay mà chủ nhân thích để họ có thể đọc được ngay thông tin họ quan tâm trong điều kiện thời gian hạn hẹp.
Cũng tương tự như những công cụ truyền thông sau này, báo giấy khi đó đã chiếm dụng thời gian đáng ra có thể giao lưu với các thành viên trong gia đình vào bữa sáng của các ông chủ lớn…
Nhà văn nổi tiếng người Anh Douglas Noel Adams (1952- 2001) đã từng đưa ra 3 định luật về khoa học kỹ thuật.
Theo đó, ông cho rằng khoa học kỹ thuật có sẵn khi tôi sinh ra đều là một bộ phận thuộc về trình tự vốn có của thế giới;
khoa học kỹ thuật ra đời trong khoảng thời gian tôi từ 15-35 tuổi đều sẽ thay đổi những sản vật mang tính cách mạng của thế giới; và khoa học kỹ thuật ra đời sau khi tôi 35 tuổi đều phản tự nhiên, sẽ trở thành điểm khởi đầu cho việc khai tử văn minh.