Thấy cậu bé nhặt ve chai quanh khu chung cư, người đàn ông thấy thương gọi lại hỏi chuyện và sự thật ngã ngửa

An Chi |

Nhìn cậu bé thấy thương, người đàn ông đã gọi lại để hỏi han, hoan hỉ cho bé 2 vỏ chai để tiếp sức thêm cho tinh thần lao động.

Đang ngồi chill chill trước cổng chung cư, người đàn ông vô tình gặp một "búp măng non nhí" đang cầm bao tải đi lượm ve chai. Cậu bé có vẻ ngoài khá gọn gàng, sạch sẽ, trên cổ còn đeo thẻ tên, trên vai vác bao tải màu vàng, tha thẩn đi trong khuôn viên khu chung cư, thi thoảng lại ngó nghiêng thùng rác để kiếm vỏ chai, nhựa.

Thấy cậu bé nhặt ve chai quanh khu chung cư, người đàn ông thấy thương gọi lại hỏi chuyện và sự thật ngã ngửa

Nhìn cậu bé thấy thương, người đàn ông đã gọi lại để hỏi han, hoan hỉ cho bé 2 vỏ chai để tiếp sức thêm cho tinh thần lao động.

- "Thế con nhặt về cho ai".

- "Dạ cho bố mẹ".

- "Nhặt về kiếm tiền à, sao bé thế này đã phải đi kiếm tiền rồi?". Không chịu học bố mẹ cho đi nhặt rác à, con ở tòa nào? Không học nên đi nhặt rác thôi chứ gì. Thế giờ về học bài đi nhá".

- "Mà bố mẹ không cho học nữa".

- "Về xin lỗi bố mẹ đi".

- "Xin lỗi bố mẹ cũng không cho".

- "Nhặt rác là bị bắt đấy".

Hóa ra, không phải cậu bé có hoàn cảnh khó khăn mà là lười học quá nên bị bố mẹ dạy cho một bài học. Sau khi bảo mãi không được, bố mẹ đã cho con khởi nghiệp ngay bằng nghề đi nhặt vỏ chai kiếm sống. Trông cậu bé khổ lắm rồi, không biết là đã rút kinh nghiệm sâu sắc chưa.

Thấy cậu bé nhặt ve chai quanh khu chung cư, người đàn ông thấy thương gọi lại hỏi chuyện và sự thật ngã ngửa- Ảnh 1.
Thấy cậu bé nhặt ve chai quanh khu chung cư, người đàn ông thấy thương gọi lại hỏi chuyện và sự thật ngã ngửa- Ảnh 2.

Dưới phần bình luận, nhiều người cho biết vừa thương vừa buồn cười. Một số người đồng tình với cách làm của bố mẹ, cho rằng bố mẹ có nghiêm khắc thì con mới nên người, chứ cứ để con sống trong sung sướng mãi là hư ngay. Nhưng cũng có một số người lo lắng, sợ trẻ gặp nguy hiểm khi một mình đi như vậy, phụ huynh nên đi theo sau sát sao thì tốt hơn.

Con quá lười biếng và khó bảo, hãy đưa bé đến nơi này, đảm bảo con sẽ thay đổi ngay lập tức

Nếu muốn con chăm chỉ học tập, thay vì đánh mắng con, nên đưa con đến tham quan những nơi sau:

1. Đưa con đến vùng nông thôn

Đối với những đứa trẻ được sinh ra và sống nơi đô thị, xung quanh chúng có rất nhiều nơi vui chơi giải trí, đầy ắp hàng quán ăn vặt. Những đứa trẻ này khó cảm nhận được sự lao động vất vả của người nông dân ở những vùng quê nông thôn.

Vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian đưa con nhỏ về nông thôn để tận mắt chứng kiến cảnh người nông dân lao động chăm chỉ ra sao.

Đối với trẻ lớn, có thể cho con trải nghiệm một ngày làm nông dân như tự mình trồng trọt, tưới tiêu, thu hoạch và các hoạt động thực tế khác.

Qua đó dạy con biết quý trọng những gì mình tự dùng sức lao động để đánh đổi. Cũng biết quý trọng hạt gạo, củ khoai và những thứ bình dị thường ngày.

2. Đưa con ra đường phố lúc ba hoặc bốn giờ sáng

Ba bốn giờ sáng, thời điểm mà hầu như mọi người đã chìm vào giấc ngủ sâu, nhưng vẫn có những người công nhân quét rác, làm đường. Họ vì kế sinh nhai mà bắt đầu bôn ba kiếm sống.

Để con chứng kiến nỗi vất vả của các cô chú công nhân, cho chúng nhận thức rằng: "Khi chúng phàn nàn việc học hành mệt mỏi và vất vả, luôn có những cô chú còn mệt hơn con gấp mười, gấp trăm lần, tại sao họ không phàn nàn?".

3. Đưa con đến ngày hội tuyển dụng việc làm

Ngày hội tuyển dụng việc làm là nơi tập trung vô số nhà tuyển dụng lẫn ứng viên có trình độ học vấn khác nhau.

Theo kinh nghiệm của giảng viên cao học nổi tiếng Trung Quốc - ông Zhang Xuefeng chia sẻ: "Hầu như 500 doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc lẫn trên thế giới, tất cả đều nói với bạn rằng bằng cấp không quan trọng, nhưng nhà tuyển dụng sẽ không đến các trường đại học bình thường để tuyển dụng. Những gì họ nói chỉ là dối trá!".

4. Đưa con đến nhà ga và sân bay

Cha mẹ đưa con đến đây không phải để con đi tham quan một cách vô ích, mà để chứng kiến tất cả các tầng lớp, loại quần áo họ mặc và loại phương tiện di chuyển họ chọn.

Hãy cho con bạn biết rằng xã hội không có sự công bằng tuyệt đối. Người có điều kiện hơn sẽ đi máy bay, và ngược lại. Khuyến khích rằng nỗ lực hiện tại của con sẽ giúp cho con có cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.

5. Đưa con đến thư viện hoặc nhà sách

Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, thư viện của trường đại học là môi trường yên tĩnh nhất, phù hợp cho học tập.

Thực tế, đối với trẻ em, thư viện giống như "đại dương" và trẻ em là "cá". Thư viện chính là đại dương kiến thức, nơi mà trẻ sẽ bắt gặp những cuốn sách yêu thích và từ từ bước vào một thế giới mới. Đưa trẻ đến thư viện không chỉ tạo cho trẻ sở thích đọc sách, báo mà còn giúp con tiếp thu nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau.

6. Đưa con đến vùng núi nghèo khó

Chúng ta đều biết rằng, trẻ em sinh ra trong gia đình nghèo phải mang trọng trách lo cho gia đình sớm. Ở những vùng miền núi nghèo nàn, lạc hậu, không có internet, không có sân chơi, không có khu mua sắm,... Sống trong môi trường thiếu thốn vật chất, trẻ em miền núi sau giờ học phải phụ cha mẹ chăn bò, chăn trâu.

Nhưng trẻ em ở miền núi nghèo sẽ không bao giờ phàn nàn, vì các em biết rằng học tập là cách duy nhất để thoát nghèo, thay đổi số phận của mình.

Chính vì vậy, nếu có điều kiện, cha mẹ hãy đưa con đến những vùng núi nghèo, cho con tiếp xúc và kết bạn với đứa trẻ chăm chỉ này. Đồng thời hãy giải thích cho con hiểu rằng, dù nghèo nhưng các bạn vẫn chăm chỉ học tập và làm việc. Sau đó đem so sánh lại với điều kiện sống đủ đầy mà các con đang có.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại