Thất nghiệp sau tốt nghiệp - "hồi chuông" cảnh tỉnh giới trẻ

Thuận Nguyễn |

Thất nghiệp sau khi tốt nghiệp là vấn đề luôn được quan tâm nhất đối với những bạn sinh viên vừa ra trường, tâm trạng có lẽ vừa vui và xen kẽ một phần lo lắng. Vậy sinh viên nên làm gì để được chọn vào công ty mà mình luôn ao ước?

Thất nghiệp sau khi tốt nghiệp không chỉ là mối lo lắng của các bạn sinh viên năm cuối mà cũng là mối lo của các bậc phụ huynh. Vì họ đã đặt hết niềm tin và hy vọng vào đứa con của mình chỉ để mong muốn con mình có được một tương tốt hơn.

Có thể nói, tình hình dịch bệnh những năm vừa qua, ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các ngành nghề, trong đó giáo dục cũng chịu ảnh hưởng không hề nhỏ không chỉ thế giới mà cả Việt Nam, khi mà các bạn trẻ học trên máy tính nhiều hơn là trên lớp. Đôi lúc sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập, nhưng điều đó không có nghĩa sẽ dập tắt đi ý chí của các bạn trẻ vươn lên phía trước. Khi các bạn tự hào hét lên rằng “TỐT NGHIỆP RỒI” cũng đến lúc các bạn ấy chuẩn bị tinh thần gia nhập vào xã hội và khởi động cuộc sống riêng mình.

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 400.000 sinh viên tốt nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cũng lên đến 200.000. Tình trạng chung của các bạn đều là không tìm được việc, hầu hết họ đều than phiền rằng khó tìm được việc làm và đối với nhiều người thất nghiệp sau khi tốt nghiệp dường như đã trở thành một trạng thái bình thường. 

Trong số đó, tình trạng thất nghiệp thường xảy ra nhiều với những người không phải học ở các trường top đầu mà hầu như ở các trường top 2 hoặc top 3.

Khi tuyển dụng, các công ty đều có những tiêu chí tuyển dụng cho riêng mình, trong đó có “3 loại” mà các bạn sinh viên thường mắc phải, cũng là điểm trừ cho cho các nhà tuyển dụng và kết quả thường không được như kỳ vọng.

Loại I: Sinh viên “nói như rồng leo, làm như mèo mửa”

Thất nghiệp sau tốt nghiệp - hồi chuông cảnh tỉnh giới trẻ - Ảnh 1.

Bạn nghĩ mình luôn hơn người khác thì bạn đã đi sai đường. (Ảnh: Nguồn internet)

Khi vừa tốt nghiệp, rất nhiều sinh không định vị rõ ràng được vị trí của bản thân, luôn cho rằng bản thân là phiên bản tốt nhất nhưng thực tế thì lại không có đủ năng lực để đảm nhiệm tốt cương vị của mình. Thật ra thì đây cũng là một “chứng bệnh” của đa số các sinh viên khi mới bước ra xã hội. “Nói như rồng leo, làm như mèo mửa” là một điều tối kỵ đối với tất cả những người muốn đi tìm việc làm vì ít nhất thì bạn phải làm được như những gì bạn nói chứ không phải là chỉ có nói mà không biết làm, vậy nên sẽ rất khó có được sự ưu ái của các nhà tuyển dụng.

Loại II:  Sinh viên chưa phải “trải nghiệm cuộc sống”

Thất nghiệp sau tốt nghiệp - hồi chuông cảnh tỉnh giới trẻ - Ảnh 2.

Cuộc sống có rất nhiều điều thú vị và hãy dùng đôi chân tự đi trải nghiệm nó. (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi tuyển dụng, các công ty sẽ tiến hành điều tra lý lịch và hoàn cảnh gia đình của các ứng viên. Trong đó, không hiếm những ứng viên đều từ các gia đình có điều kiện khá giả bước ra trải nghiệm cuộc sống.

Nhìn chung những bạn sinh viên này đều không có áp lực từ cuộc sống, nếu trong công việc gặp phải một chút khó khăn thì cũng có thể quẳng gánh không can thiệp, rủi ro cũng rất cao. Vì những người có trải nghiệm sẽ có trách nhiệm cao hơn với những người chưa có trải nghiệm gì. Mà trong công việc, luôn cần có những người có tính trách nhiệm cao. 

Vì vậy, khi còn là sinh viên, bạn nên tham gia một số hoạt động câu lạc bộ của trường như vậy mới tạo cho mình sự tự tin hơn và cũng thể hiện mình luôn là một người có tính trách nhiệm. Có như vậy các nhà tuyển dụng mới muốn giữ chân bạn lại.

Loại III: Sinh viên không có “thế trội”

Thất nghiệp sau tốt nghiệp - hồi chuông cảnh tỉnh giới trẻ - Ảnh 3.

Luôn phát ra năng lượng tích cực ở khắp mọi nơi. (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi tuyển dụng, mỗi công ty sẽ có những tiêu chí lựa chọn ứng viên khác nhau, nhưng cũng có chung một tiêu chí đó là muốn ứng viên của mình có một thế trội nhất định nào đó, cần phải có thực lực, có thể chịu được khó khăn. Nếu những ứng viên đó không tìm được những ưu điểm như vậy ở bản thân thì rất khó để tìm được công việc mà mình yêu thích.

Sinh viên vừa mới tốt nghiệp, nếu vẫn chưa hiểu rõ về bản thân mình thì lúc đi tìm việc rất dễ bị loại khỏi ngay vòng giữ xe. Vậy nên, trước khi đi tìm một công việc nào đó các bạn nhất định phải tìm được điểm mấu chốt, điểm sáng của bản thân, như vậy mới có thể tìm được một cương vị phù hợp với bản thân, mới có thể hòa nhập và phát triển bản thân một cách hoàn thiện nhất.

Vậy sinh viên có thể làm những gì để tìm được công việc mơ ước sau khi tốt nghiệp?

Thất nghiệp sau tốt nghiệp - hồi chuông cảnh tỉnh giới trẻ - Ảnh 4.

Khi bạn có mục tiêu thì bạn đã thành công hơn rất nhiều người. (Ảnh: Nguồn Internet)

Có mục tiêu rõ ràng

Có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được công việc là vì không chuẩn bị cho tương lai một kế hoạch thật chu toàn, chọn chuyên ngành học thì cũng điền vào một cách tuỳ tiện, bốn năm đại học dở dở ương ương trôi qua một cách nhanh chóng, lúc tốt nghiệp cảm thấy mơ màng cũng là điều thường gặp.

Vậy nên, khi còn là sinh viên bước đầu tiên là nên làm rõ mục tiêu của mình, biết được bản thân có hay không lĩnh vực vượt trội để phát triển nó, nếu không có thì ngay lập tức tiến hành phân tích tính cách của bản thân để biết được bản thân sẽ phù hợp với loại công việc nào. Như vậy, sau khi có mục tiêu rồi, hiểu được mình rồi thì lúc bạn đi phỏng vấn sẽ luôn để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

Nắm vững các kỹ năng cần thiết

Sau khi có được mục tiêu, bạn cần phải tìm hiểu và hiện thực hóa mục tiêu đó. Ngoài ra bạn cần phải biết được đâu là kỹ năng cần thiết, đâu là kỹ năng bổ trợ. Trước khi tốt nghiệp, hãy tìm những tài liệu hướng dẫn, lên mạng học hỏi những điều có ích cho bản thân và không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn của mình, như vậy khi bước ra xã hội bạn mới không bị lùi lại phía sau.

Bạn nên nhớ rằng ngoài kia sẽ luôn có người tài giỏi hơn mình rất nhiều và những người đó mỗi ngày đều tìm cách phát triển bản thân, cớ sao bạn không chịu nỗ lực!

Trên thực tế, vẫn có rất nhiều công ty chấp nhận tuyển dụng những “ma mới” bởi vì họ cho rằng những bạn sinh viên vừa ra trường như "tấm chiếu mới", lúc đấy sẽ dễ để bồi dưỡng và đào tạo hơn, họ cũng chấp nhận chi ra một khoản chi phí và tinh lực để bồi dưỡng vì như vậy các bạn trẻ mới có thể phát huy được hết thực lực và tận lực với công ty.

Tìm việc thật ra cũng không phải là một chuyện quá khó nhưng đối với hầu hết sinh viên, họ không tìm được vị trí của chính mình dẫn đến thất bại lần này đến lần khác. Vì vậy, các bạn không nên hoảng sợ, hãy bình tĩnh làm rõ mục tiêu của mình, từ đó nỗ lực hết mình thì không khó để tìm được một vị trí công việc phù hợp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại