Thành phố Thượng Hải đang bị lửng chó 'xâm chiếm' với hơn 300 cộng đồng đang ngày càng mở rộng

Đức Khương |

Lửng chó là loài động vật có nguồn gốc từ Đông Á, bao gồm một phần ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (được gọi là tanuki). Chúng là loài thuộc họ chó, nhưng có lông và hình dạng đầu tương tự gấu trúc Bắc Mỹ.

Tại thành phố Thượng Hải sầm uất, có một loài vật trông giống hệt một con gấu trúc nhỏ nhưng lại có thân hình như một chú cún con, tên của chúng là lửng chó, hay còn được gọi với cái tên kkhacs là chó gấu trúc (Common raccoon dog).

Trong những năm gần đây, số lượng chó gấu trúc ở Thượng Hải ngày càng tăng và khu vực sinh sống của chúng không ngừng mở rộng - chó gấu trúc đã được tìm thấy ở hơn 300 khu dân cư ở Thượng Hải và khu vực phân bố vẫn đang mở rộng.

Vào năm 2021, nhóm điều tra của Đại học Phúc Đán đã tiến hành một cuộc khảo sát và xác nhận rằng có hơn 150 khu vực đã bị chó gấu trúc xâm chiếm, nhưng chỉ trong hai năm, con số này đã tăng gấp đôi.

Thành phố Thượng Hải đang bị lửng chó xâm chiếm với hơn 300 cộng đồng đang ngày càng mở rộng - Ảnh 1.

Lửng chó trông giống con lai giữa lửng và gấu mèo nhưng trên thực tế là một thành viên thuộc họ Chó và có quan hệ họ hàng gần với cáo. Ảnh: NBC

Trong suy nghĩ của nhiều người, các thành phố dường như là nơi không thể sinh sống động vật hoang dã, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Thượng Hải. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những loài động vật như lửng chó đã phá vỡ nhận thức cố hữu đó, chúng không chỉ định cư ở thành phố mà còn có cuộc sống "sung túc".

Sau một thời gian dài sinh sống trong thành phố, chúng dường như đã thích nghi với quy luật của thành phố, biết tìm thùng rác ở đâu, làm tổ và sinh con ở đâu, thậm chí có con còn dựa vào thức ăn của con người để sống.

Thành phố Thượng Hải đang bị lửng chó xâm chiếm với hơn 300 cộng đồng đang ngày càng mở rộng - Ảnh 2.

Dựa vào khả năng sinh tồn mạnh mẽ của mình, những chú chó gấu trúc đã thích nghi với cuộc sống trong thành phố và tận hưởng những lợi thế sinh tồn khác nhau do thành phố mang lại. Với chế độ ăn vô cùng đa dạng, lửng chó có nguồn gốc từ Đông Á đang xâm lấn nhiều nơi trên thế giới và tàn phá hệ sinh thái. Ảnh: NBC

Trong những trường hợp bình thường, khi khu vực hoạt động của con người mở rộng, phạm vi hoạt động của động vật hoang dã sẽ giảm đi tương ứng. Đặc biệt là từ sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, năng suất lao động của con người tăng lên đáng kể và quá trình đô thị hóa tăng tốc khiến môi trường sống của các loài động vật hoang dã bị giảm mạnh.

Tuy nhiên, một số loài động vật hoang dã đã quyết định thay đổi thói quen sống và dần thích nghi với môi trường thành phố của con người. So với môi trường hoang dã, hầu như không có động vật hoang dã trong thành phố và cũng không có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loài, vì vậy những loài động vật này đã tìm nhiều cách khác để lẻn vào thành phố và mở rộng môi trường sống của chúng sang các thành phố của con người.

Thành phố Thượng Hải đang bị lửng chó xâm chiếm với hơn 300 cộng đồng đang ngày càng mở rộng - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Ảnh: Zhihu

Chó sói ở Bắc Mỹ là một đại diện điển hình, trong hơn một thế kỷ qua, dựa vào sự thích nghi không ngừng với cuộc sống đô thị, môi trường sống của nó không giảm mà còn tăng lên, mở rộng 40%.

Chó sói có thể được nhìn thấy ở nhiều thành phố lớn ở Bắc Mỹ và dấu chân của chúng thậm chí còn xuất hiện trên mái nhà của Queens, New York.

Lửng chó cũng là một trong số ít loài động vật có thể thích nghi với cuộc sống thành thị, qua nhiều năm, người dân Thượng Hải đã trở nên quen thuộc với chúng. Trên thực tế, từ năm 2005, chó gấu trúc đã âm thầm vào thành phố, lúc đó số lượng còn ít, người dân còn xa lạ với chúng, thậm chí có những tờ báo địa phương còn mô tả chúng là "loài động vật kỳ lạ" và thời điểm đó.

Thành phố Thượng Hải đang bị lửng chó xâm chiếm với hơn 300 cộng đồng đang ngày càng mở rộng - Ảnh 5.

Lửng chó lần đầu được đưa tới Liên Xô cũ từ Nhật Bản và Trung Quốc vào giữa thế kỷ 20 để nuôi lấy lông. Tuy nhiên, một số con đã trốn thoát ra môi trường hoang dã và sinh sôi nảy nở nhanh chóng qua lục địa châu Âu, bao gồm Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ba Lan và Hà Lan. Ảnh: Zhihu

Sau nhiều năm phát triển, rõ ràng là lửng chó đã thích nghi với cuộc sống ở thành phố theo cách riêng của chúng, và chúng có vẻ thích cuộc sống ở thành phố hơn là nơi hoang dã. Tại sao lửng chó lại lựa chọn thành phố Thượng Hải làm nơi định cư mới? Đến cuối năm 2020, tỷ lệ che phủ xanh trong các khu vực xây dựng của Thượng Hải đã đạt 40%. Thượng Hải cũng sở hữu nhiều công viên đô thị, vùng đất ngập nước và điểu này giống như một thỏi nam châm lớn, không ngừng thu hút các loài động vật nhỏ quanh thành phố đến sinh sống.

Và lửng chó được coi là loài thành công nhất trong số chúng, loài động vật này đã phát triển khả năng tiêu hóa tinh bột trong quá trình tiến hóa lâu dài của loài, điều này khiến chúng nổi bật giữa nhiều loài động vật trong thành phố và giành được lợi thế rất lớn.

Thành phố Thượng Hải đang bị lửng chó xâm chiếm với hơn 300 cộng đồng đang ngày càng mở rộng - Ảnh 6.

Theo Hiệp hội Động vật có vú, loài thú ăn tạp này có thể tàn sát các loài bản địa quý hiếm bao gồm động vật lưỡng cư, động vật có vú nhỏ và chim làm tổ trên mặt đất. Chúng cũng có thể lây truyền một số bệnh dịch. Ảnh: Zhihu

Các thùng rác trên đường phố và ngõ hẻm là nơi lửng chó tìm kiếm thức ăn, vành đai xanh trong cộng đồng là nơi chúng di chuyển, và những bãi đậu xe, cống rãnh bỏ hoang là nơi chúng làm tổ và sinh nở. Có thể thấy rằng lửng chó đã gần như hoàn toàn thích nghi với cuộc sống đô thị và học cách chung sống với con người.

Trên thực tế, chó gấu trúc tuy là loài chó hoang dã, nhưng chúng tương đối ngoan ngoãn và có kích thước tương đối nhỏ, chúng sẽ không chủ động tấn công con người, cũng không dễ gây hoảng sợ khi xuất hiện ở đám đông. Ngoài ra, ngoại hình của chúng giống chó nên dễ bị những người dân không biết sự thật và nghĩ rằng chúng là chó hoang.

Sống ở thành phố, ngoài việc tìm kiếm thức ăn thừa của con người trong thùng rác, chó gấu trúc cũng thỉnh thoảng đi săn. Chúng thường bắt cá trong ao cảnh quan, chuột trong cộng đồng và thậm chí một số con mèo đi lạc cũng có thể là mục tiêu săn đuổi của chúng.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con chó gấu trúc sống ở các thành phố có tỷ lệ sống sót cao hơn, điều này có thể là do các thành phố không có kẻ thù tự nhiên cũng như thức ăn đa dạng và phong phú hơn.

Sống trong thành phố, sự cạnh tranh duy nhất mà gấu trúc phải đối mặt là mèo và chó đi lạc, chúng tranh giành lãnh thổ, giành thùng rác với chó mèo, thậm chí bắt chước chó mèo đi lạc để xin thức ăn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại