Thăng trầm nghề bắt cua hoàng đế Alaska: vượt qua khủng hoảng năm 1983 nhưng tương lai bất định vì biến đổi khí hậu

Đạt Lê |

Như thể việc đánh bắt chưa đủ gian nan hay sao mà các ngư dân còn bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu? Nhiều lo ngại món ăn thượng hạng cua hoàng đế này sẽ biến mất hoàn toàn trong tương lai.

Đại dương cho con người rất nhiều thứ nhưng cũng sẽ lấy lại tất cả nếu chúng ta không biết trân trọng.

Các ngư dân bắt cua hoàng đế ở Alaska hiểu điều đó hơn ai hết khi họ từng gặp đợt khủng hoảng trầm trọng vào năm 1983 – suýt làm xóa sổ luôn nghề này! Điều đáng nói là lịch sử đen tối đang có nguy cơ lặp lại.

Thập niên 80: đỉnh cao và thoái trào

Hải cảng Dutch - hải cảng lớn nhất vùng Alaska - bắt đầu nhộn nhịp từ năm 1961, là nơi tập kết ra khơi đánh bắt cua đỏ (giống to và ngon nhất trong tất cả các loại cua hoàng đế).

Thăng trầm nghề bắt cua hoàng đế Alaska: vượt qua khủng hoảng năm 1983 nhưng tương lai bất định vì biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Hải cảng Dutch xinh đẹp của bang Alaska

Đúng 20 năm sau, năm 1981, ngành công nghiệp cua hoàng đế đạt dấu mốc chấn động, ghi nhận 90,7 ngàn tấn cua đưa vào bờ.

Thăng trầm nghề bắt cua hoàng đế Alaska: vượt qua khủng hoảng năm 1983 nhưng tương lai bất định vì biến đổi khí hậu - Ảnh 2.
Thăng trầm nghề bắt cua hoàng đế Alaska: vượt qua khủng hoảng năm 1983 nhưng tương lai bất định vì biến đổi khí hậu - Ảnh 3.

Ảnh tàu đánh bắt cua hoàng đế vào thập niên 70, 80

Vào những năm đó, mỗi mùa có đến 250 tàu ra khơi cùng lúc, cố gắng bắt cua nhiều nhất trong khoảng 3 - 4 ngày trùng với đợt sinh sản của cua hoàng đế. Các tàu rượt đuổi nhau chẳng khác gì 1 cuộc đua marathon trên biển.

Kết quả là không chỉ các thủy thủ phải làm việc đến kiệt sức, tỷ lệ tử vong cao chưa từng thấy mà lượng cua tự nhiên cũng sụt giảm nghiêm trọng.

Năm 1983, lượng cua giảm xuống 60 lần! Nguyên nhân được xác định là đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu. Nước biển ấm lên đã làm tăng lượng cá pô-lắc và cá tuyết - những sát thủ săn cua hoàng đế - khiến tỷ lệ cua non thấp chạm đáy. Sau đó, cuối thập niên 90, đầu những năm 2000, ta chứng kiến nhiều vùng bắt cua tự nhiên ngừng khai thác.

Đến năm 2005, bang Alaska quyết định đưa ra "Sự hợp lý hóa số lượng cua". Theo đó, mỗi năm chính quyền chỉ cho phép đánh bắt đủ số lượng cua nhất định, và chỉ bắt cua đực đã trưởng thành. Nếu vi phạm sẽ bị phạt hàng ngàn đến hàng trăm ngàn đô.

Thăng trầm nghề bắt cua hoàng đế Alaska: vượt qua khủng hoảng năm 1983 nhưng tương lai bất định vì biến đổi khí hậu - Ảnh 4.

Sự mạnh tay của bang Alaska khiến số lượng tàu mỗi năm giảm xuống con số khoảng 100, nhưng nhờ đó nghề bắt cua dần phục hồi.

Nguy cơ khó lường từ biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề nổi cộm trong nhiều năm gần đây mà các ngư dân sống nhờ biển là những người lãnh hậu quả khắc nghiệt nhất. Và nó đang diễn ra rồi.

Khi con người thải quá nhiều khí CO2 ra môi trường, một tỷ lệ lớn được hấp thụ bởi đại dương, trực tiếp khiến nồng độ pH của nước biển giảm xuống. Điều này làm thay đổi tình trạng các ion cacbonat mà cua dùng để hình thành lớp vỏ của chúng.

Trong nhiều thí nghiệm, khi tỷ lệ CO2 trong nước tăng, khả năng sống của ấu trùng và cua non giảm xuống nhanh. Dự đoán đến 2050, lượng cua non sẽ giảm xuống còn phân nửa hiện nay, thậm chí không đủ để tiếp tục duy trì nòi giống.

Thăng trầm nghề bắt cua hoàng đế Alaska: vượt qua khủng hoảng năm 1983 nhưng tương lai bất định vì biến đổi khí hậu - Ảnh 5.
Thăng trầm nghề bắt cua hoàng đế Alaska: vượt qua khủng hoảng năm 1983 nhưng tương lai bất định vì biến đổi khí hậu - Ảnh 6.

Cua đỏ hoàng đế non (ảnh trái) và trưởng thành (ảnh phải)

Mặt khác, khí CO2 còn làm nước biển ấm dần lên. Loài cua hoàng đế vốn ưa lạnh sẽ di chuyển xa hơn và sâu hơn, khiến việc tìm chúng để đánh bắt sẽ là vấn đề nan giải.

Hiện nay, không có loài cua nào phản ứng giống nhau trước tình trạng CO2 tăng lên. Điều này tùy thuộc vào môi trường sống (độ sâu, nguồn thức ăn...) và giai đoạn trưởng thành (ấu trùng, con non hay trưởng thành) của mỗi cá thể.

Ví dụ như cua hoàng đế nâu sống rất sâu dưới đáy biển (hơn 300m) - nơi có nồng độ CO2 vốn cao - sẽ ít bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Ngược lại giống cua nhỏ Tanner đã chết rất nhiều.

Thăng trầm nghề bắt cua hoàng đế Alaska: vượt qua khủng hoảng năm 1983 nhưng tương lai bất định vì biến đổi khí hậu - Ảnh 7.
Thăng trầm nghề bắt cua hoàng đế Alaska: vượt qua khủng hoảng năm 1983 nhưng tương lai bất định vì biến đổi khí hậu - Ảnh 8.

Môi trường biển Alaska hiện nay có rất nhiều biến động

Nhìn rộng hơn trên toàn nước Mỹ, khoa học thấy loài cua xanh của bang Maryland đã biến đổi, kích thước tăng gấp 3 và trở nên phàm ăn hơn bao giờ hết. Ngược lại, cua vùng Dungeness cũng rất nổi tiếng ở Mỹ lại biến mất hàng loạt khi nồng độ pH tăng.

Điều này khiến khoa học đau đầu, dù vài ý kiến lạc quan được đưa ra như của Andre Punt từ ĐH Washington: "Không hẳn là ngớ ngẩn khi nghĩ cua hoàng đế sẽ di chuyển và tiến hóa nhanh để "bắt kịp" với biến đổi khí hậu. Chúng có khả năng tồn tại dù không chắc chắn".

Thăng trầm nghề bắt cua hoàng đế Alaska: vượt qua khủng hoảng năm 1983 nhưng tương lai bất định vì biến đổi khí hậu - Ảnh 9.
Thăng trầm nghề bắt cua hoàng đế Alaska: vượt qua khủng hoảng năm 1983 nhưng tương lai bất định vì biến đổi khí hậu - Ảnh 10.

Hình ảnh bội thu cua hoàng đế như thế này liệu sẽ còn trong tương lai?

Vấn đề là các ngư dân đánh bắt cua hoàng đế - họ nghĩ sao về những mối nguy này? Thuyền trưởng Kale Garcia nói: "Chúng tôi sợ đến chết. Chẳng có phương án B nào cả. Nếu không bắt cua hoàng đế, rất nhiều người không thể làm gì khác để đảm bảo nguồn thu tương tự".

Đánh bắt cua hoàng đế vốn đã nguy hiểm chết người , nay lại bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Không ngạc nhiên khi mức giá món ăn này sẽ còn leo thang trong tương lai.

Nguồn: NY Times, Seattle Times, alaskankingcrab...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại